Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Hiểu đúng về tiểu đường tuýp 2



Tiểu đường là chứng bệnh có trị số đường huyết cao do hậu quả thiếu hụt insulin ở tuyến tụy. Dưới đây là những thắc mắc về căn bệnh vốn là đại dịch của xã hội hiện đại.
1. Người có bệnh ít bị sâu răng?

Sai.

Ngược lại, người bị tiểu đường có nguy cơ bị bệnh sâu răng “thăm hỏi” cao hơn những người bình thường nếu như họ không có một chế độ ăn uống hợp lý. Thủ phạm tạo cơ hội cho bệnh sâu răng phát triển chính là sự tập trung quá nhiều đường trong nước bọt.

Vì thế, vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường cần được tuân thủ nghiêm ngặt: đánh răng sau khi ăn và kiểm tra răng miệng định kì (ít nhất 2 lần/năm).

2. Người bệnh không nên dùng thuốc tránh thai?

Đúng.

Đó là những viên thuốc có chứa estrogen, thành phần có khả năng làm tăng sự tập trung của đường và chất béo trong máu, cũng như làm tăng áp lực động mạch.

3. Người bệnh dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?

Đúng.

25-30% bệnh nhân tiểu đường bị suy sụt tinh thần trong khi chỉ có 15-17 % dân số còn lại mắc chứng suy sụp và trầm cảm.

4. Insulin làm tăng cân?

Sai.

Mặc dù hàm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường cao (trên 1,8g/l) nhưng lượng đường ấy lại nhanh chóng bị thải ra ngoài qua nước tiểu và năng lượng của từng ấy đường cũng bị mất đi. Khi người bệnh được kê đơn uống Insulin, đường huyết được cân bằng. Cơ thể giảm thiểu sự mất đường nên năng lượng do đường cung cấp được giữ lại.

Đấy chính là lý do gây tăng cân khi người đái tháo đường được điều trị với Insulin, chứ không phải Insulin làm tăng cân.

5. Người bệnh không nên hút thuốc?

Đúng.

Bỏ thuốc lá là nguyên tắc bắt buộc với người đái tháo đường. Hút thuốc lá làm tăng áp lực động mạch và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, nó còn tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh thận “thăm hỏi”. Hơn thế, khi hút thuốc, người đái tháo đường cần tăng nhu cầu dùng Insulin và dễ bị kháng Insulin.

6. Người bệnh cần vận động thường xuyên?

Đúng.

Cơ bắp là nơi tiêu thụ đường lớn nhất trong cơ thể, nhất là khi chúng ta vận động. Sau mỗi bữa ăn, nhờ sự giúp sức của Insulin, 80% đường được dự trữ trong cơ bắp, chỉ còn 20% đường chuyển tới gan.

Khi thiếu các hoạt động thể dục thể thao, năng lượng do đường ở cơ bắp cung cấp không được đốt cháy. Đường bị tích trữ cùng với đường từ bữa ăn kế tiếp vẫn ở trong máu làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần duy trì thường xuyên các hình thức vận động cơ thể.

7. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi?

Đúng.

Tiểu đường là bệnh mãn tính. Y học vẫn chưa chữa khỏi căn bệnh này nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

8. Người bệnh khó liền vết thương?

Đúng.

Đường huyết cao làm quá trình liền da, liền sẹo ở bệnh nhân tiểu đường gặp khó khăn. Vì thế, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và bệnh nấm dễ dàng “ghé thăm” người bị tiểu đường. Và một khi đã “ghé thăm”, vi khuẩn và nấm sẽ phát triển rất nhanh nhờ được “chiêu đãi” no nê bởi đường trong máu.

9. Tiểu đường túyp 2 là bệnh di truyền?

Đúng.

Khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình (bố, hoặc mẹ hay chị gái hoặc em trai… bị tiểu đường). Bên cạnh yếu tố gia đình, yếu tố xã hội như thừa cân, béo phì, lối sống ít hoạt động thể lực… cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Theo Khiết Linh
Dân trí/Esant

Dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

02-08-200906:10:16 |In bài viết In bài viết này
Canxi, Vitamin D, Omega-3, chất xơ… là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho những bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, một bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh là lượng đường trong máu cao. Triệu chứng ban đầu của bệnh là người bệnh đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
Ngoài ra, tiểu đường còn là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh như tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương…Tỷ lệ số người mắc bệnh tiểu đường đang càng ngày càng cao. Dưới đây là 4 nhóm thức ăn chính dành cho những người mắc bệnh tiểu đường:
Canxi
 
Theo Barbara Quinn, tác giả của cuốn “The Diabetes DTOUR diet” thì canxi có tác dụng làm giảm tác động gây béo phì của hoocmon xteoit. Các thức ăn có chứa nhiều canxi bao gồm sữa và bơ không béo, rau bina, cải xoăn, bông cải, đậu trắng.
 
Vitamin D
 
Nghiên cứu của trung tâm y học Tufts-New England đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin D thấp làm tăng nguy cơ rủi ro mắc tiếu đường loại 2 khoảng 46%. Quinn đã giải thích: “Các nhà khoa học tin rằng vitamin D có thể làm giảm quá trình viêm tế bào, giảm rủi ro phát triển bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, cơ thể cần nhiều vitamin D bởi nó giúp quá trình hấp thụ canxi tốt hơn, từ đó giúp làm chậm quá trình phát triển của tiểu đường.”. Nghiên cứu Nurses’ health đã điều tra trên 83.000 phụ nữ, kết quả cho thấy những người tiêu thụ nhiều hơn 1200mg canxi và hơn 800IU vitamin D một ngày thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 33% so với bình thường. Thức ăn có chứa nhiều vitamin D là cá hồi, cá thu, cá xacdin, cá ngừ…
Omega-3
Một nghiên cứu được in trong tạp chí Mỹ Clinical Nutrition đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống cân bằng bao gồm omega-3 có thể giảm được hơn 1kg  mỡ so với những người bình thường. Theo Quinn thì lượng chất béo sẽ làm chậm khả năng tiêu hóa, làm cho bạn có cảm giác đầy bụng. Omega-3 có tác dụng làm giảm quá trình kích thích viêm nhiễm (một nhóm nhân tố gây ra tiểu đường), và thúc đẩy sự hình thành các insulin. Các thức ăn có chứa nhiều omega-3 là đậu phụ, trứng, tôm, cá hồi, cá thu, quả óc chó, hạt lanh, dầu làm từ hạt lanh…
Chất xơ
 
Các thức ăn giàu chất xơ thường có chứa ít calo, giàu chất dinh dưỡng có tác dụng tốt trong việc giảm nguy cơ béo phì. Theo một nghiên cứu được thực hiện ở trường đại học Minnesota thì những người ăn thức ăn nhiều chất xơ có khả năng giảm được 1-1,5kg mỗi tháng. Chất xơ tác động tạo ra các hoocmon giúp cho người mắc bệnh tiểu đường có thể điều khiển được sự thèm ăn và giúp giảm cân. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan được và không hòa tan được đều có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu. Những dạng hòa tan được sẽ bị phân hủy trong nước, đóng vai trò trong quá trình tiêu hóa, làm giảm lượng cacbohydrat và glucozo. Những chất xơ không hòa tan không thể phân hủy trong nước, nó là chất rắn và có thể di chuyển nhanh chóng trong bộ phận tiêu hóa. Vì thế mà ruột có thêm thời gian để hấp thụ cacbohydrat và đường trong máu. Những thức ăn có chứa nhiều chất xơ như là gạo nâu, lúa mạch, táo, lê, cam, quít, cà rốt, đậu, và cây atiso.
 
TrangMT
Theo Jiankang

Ngủ nhiều hoặc ít cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

24-04-200910:36:17 |In bài viết In bài viết này
Ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, một nghiên cứu gần đây cho biết.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thói quen ngủ của 276 tình nguyện viên trong khoảng thời gian là 6 năm.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người không ngủ quá 6 tiếng mỗi tối có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp hai lần so với ngườui ngủ đủ giấc (7-8 giờ mỗi ngày). Còn những người có thời gian ngủ dài hơn 8 tiếng lại có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp ba lần so với những người ngủ đủ giấc.
Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh béo phì, mà béo phì lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đối với những người ngủ ít hay ngủ nhiều "vẫn không thay đổi" sau các điều chỉnh như: tuổi tác, huyết áp, hút thuốc lá ....
Ở vương quốc Anh. phần lớn mọi người thường xuyên ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm. Các nhà nghiên cứu kết luận: "Thời gian ngủ là một yếu tố nguy hiểm bất thường đối với sự phát triển triệu trứng bệnh tiểu đường".
 
H.M
Theo Dailymai

Bà bầu ngủ ngáy – dấu hiệu bệnh tiểu đường

17-07-200906:15:28 |In bài viết In bài viết này
Một nghiên cứu mới đây cho hay, phụ nữ ngủ ngáy trong thời gian mang bầu làm tăng 4 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu Mỹ nhận định, những phụ nữ mang bầu ngáy trong khi ngủ không chỉ liên quan đến giấc ngủ của những ông chồng mà còn có ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ và thai nhi, bởi vì ngáy trong khi ngủ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu này cũng là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên quan giữa ngáy trong khi ngủ và bệnh tiểu đường. Để có kết quả này, các nhà khoa học đã làm cuộc khảo sát với 189 phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn từ 6 đến 20 tuần. Trong quá trình khảo sát, những người tham gia sẽ trả lời các câu hỏi liên qua như độ tuổi, chỉ số cân nặng, giấc ngủ, hiện tượng ngủ ngáy…
Sau cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu của ĐH Y đã nhận định, tỷ lệ những bà bầu ngủ ngáy mắc bệnh tiểu đường chiếm 14,3%, trong khi những người không ngáy chỉ chiếm 3,3% nguy cơ mắc bệnh. Dấu hiệu này chứng tỏ trong quá trình mang thai nếu người mẹ phát triển bệnh tiểu đường có nghĩa là hàm lượng đường trong máu cao và đây là điều đáng lo ngại về sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.
Những đứa trẻ có mẹ bị tiểu đường thường có cân nặng hơn những đứa trẻ khác dẫn đến việc khó sinh và chúng cũng có nguy cơ béo phì khi trưởng thành.
Giáo sư Francesca Facco, một trong những nhà nghiên cứu tham gia cuộc khảo sát cho hay, ngủ ngáy có thể là do quá trình trao đổi chất trong cơ thể không đượ tốt. Ngủ ngáy còn là dấu hiệu của sự khó thở do thiếu khí oxy. Và tất cả những điều trên tạo nên nguy cơ phát triển bệnh cao huyết cáo, tiểu đường hoặc đường trong máu cao.
Tuy vậy, bà Francesca Facco cũng nói nghiên cứu này cũng cần xem xét kỹ hơn để có thể giải thích chính xác sự phát triển và cách chữa trị chứng ngủ ngáy ở bà bầu. Bà khuyến cáo, những bà bầu có dấu hiệu bệnh lý như vậy nên tìm đến các chuyên gia sức khỏe để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.
Hoàng Ngân
Theo Daily Mail

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét