Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Triết lý sống của Steve Jobs


Một đứa trẻ bị bỏ rơi. Một kẻ bỏ học. Một giám đốc từng bị sa thải. Một doanh nhân thất bại. Steve Jobs đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió trước khi ngự trên đỉnh cao của thế giới.

Trên hành trình thay đổi thế giới điện toán và di động của mình, cựu CEO Apple nhiều lần gặp thất bại, nhưng với ông, có vấp ngã mới có thành công. "Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ dollar trong một năm. Đó là cách tôi xây dựng tính cách", Jobs nhận xét về bản thân và được trích đăng trong cuốn Apple Confidential 2.0 (2004).


Bài học ở đây không phải khuyến khích thanh thiếu niên nghỉ học mà là họ cần biết họ muốn gì, đam mê điều gì và theo đuổi niềm đam mê đó như thế nào. Tuy quyết định bỏ học, Jobs vẫn đăng ký tham gia một khóa học viết chữ đẹp, nhờ vậy ông mới có thể kết nối những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm sau này. "Một phần khiến Macintosh tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới", Jobs lý giải về thành công của Mac. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó.Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Jobs bỏ học giữa chừng. Chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu định hướng vào đời. "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi", Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005.
Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs là một nghệ sĩ đi làm máy tính. Ông có thiên hướng hippy nổi loạn nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới. Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?". Một năm sau đó, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997.
Xem quảng cáo Think Different của Apple
Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại, tinh thần và triết lý của CEO trứ danh này đã được thể hiện qua đoạn quảng cáo kinh điển Think Different (Nghĩ khác) của Apple. Clip đó nhắc đến những cái tên như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Thomas Edison, John Lennon, Pablo Picasso... với lời nhận xét: "Họ điên khùng. Nổi loạn. Chuyên gây rắc rối. Họ giống như nồi tròn vung méo và nhìn mọi thứ khác lẽ thông thường. Họ ghét nguyên tắc và làm đảo lộn hiện trạng. Bạn có thể bất đồng với họ, vinh danh hay căm thù họ. Nhưng bạn không thể không chú ý đến họ. Bởi họ thay đổi thế giới và đưa nhân loại tiến lên phía trước. Trong khi họ bị coi là những kẻ điên, chúng tôi lại thấy ở đó những thiên tài. Bởi họ đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới".
Quảng cáo đó đánh dấu sự trở lại của Jobs và mở ra chương mới đầy huy hoàng cho Apple. Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ "định hình" lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu. Vậy bí quyết của Jobs là gì? Trong cuộc phỏng vấn với BusinessWeek (5/1998), ông chia sẻ: "Một trong những câu thần chú của tôi là: Trọng tâm và Đơn giản. Hãy biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu. Tạo ra cái gì đó đơn giản còn khó hơn nhiều so với việc làm nó trở nên phức tạp. Nhưng khi làm được, bạn có thể dời non lấp bể".
Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: "Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy".
Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ ông hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997. "Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng", báo Wall Street Journal trích dẫn câu nói của ông vào tháng 5/1993. "Nếu làm được một điều gì đó thú vị, hãy đứng dậy và tiếp tục làm những thứ khác tuyệt vời hơn thế nữa, thay vì ngồi một chỗ tự mãn và gặm nhấm chiến thắng".


Tiếc rằng, thiên tài thường đoản mệnh. Steve Jobs qua đời ngày 5/10 sau bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy, bỏ lại nhiều kế hoạch dang dở. Ông hiểu sự khắc nghiệt của thời gian nên đã khuyên các sinh viên tại Đại học Stanford rằng: "Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Hãy biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu".
Nhưng bài học quan trọng nhất mà Steve Jobs luôn nhắc nhở chính mình là: "Sống khát khao. Sống dại khờ" (Stay Hungry, Stay Foolish) bởi như thế, con người mới có thể đi đến tận cùng của sự đam mê, sáng tạo và thay đổi.
Châu An

Những câu nói bất hủ của Steve Jobs

(Dân trí) - Là người có cá tính mạnh mẽ và theo đạo Phật, mỗi câu nói của Steve Jobs luôn ẩn chứa nhiều hàm ý, mang đầy tính triết lý, mà khi ngẫm ra có rất nhiều bài học trong đó. Nhiều câu nói đã gắn liền với hình ảnh và tên tuổi của Jobs.

Năm 2005, khi Jobs được trường đại học Stanford mời đến tham gia buổi lễ phát bằng và có bài phát biểu, tại đây, Jobs đã có những câu nói khiến người nghe không thể không suy nghĩ và tạo động lực cho không ít sinh viên mới ra trường năm đó.

Hãy luôn sống khao khát, hãy luôn sống dại khờ” (Stay Hungry, stay foolish): đây được xem là câu nói bất hủ của Jobs, vì theo ông, chỉ có như vậy mới có thể tạo nên sự sáng tạo, mới làm thay đổi được cuộc sống.

“Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Không ngừng lại. Hãy hướng trái tim mình với tất cả mọi vấn đề, bạn sẽ biết khi nào tìm thấy nó. Và, giống như 1 mối quan hệ tuyệt vời, nó chỉ trở nên tốt hơn sau nhiều năm đã trải qua” - Jobs nhấn mạnh sự cố gắng, nỗ lực và sẽ được đền đáp.


Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học Stanford năm 2005

“Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu trích dẫn: “Nếu bạn sống mỗi ngày như đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó, điều này chắc chắn sẽ đúng”. Nó đã thực sự tạo ấn tượng với tôi, và kể từ đó, 33 năm qua, tôi đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, thì tôi có làm những điều mà tôi đã muốn làm trong ngày hôm nay?”. Và bất cứ khi nào câu trả lời sẽ là: “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết là tôi cần phải thay đổi nhiều thứ” - Câu nói này cho thấy sự quyết tâm, ngay cả trong những suy nghĩ của Jobs.

“Thời gian của bạn có hạn, do đó, đừng nên lãng phí nó vì cuộc sống của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi những giáo điều, đó là sống vì những suy nghĩ của người khác. Đừng để tiếng ồn của các ý kiến khác làm lấn át đi tiếng nói của chính bạn. Và điều quan trọng nhất, có can đảm để sống theo trái tim và trực giác của chính mình. Chính trái tim và trực giác mới là thứ biết được bạn muốn gì và bạn sẽ trở thành thế nào. Mọi thứ còn lại, chỉ là thứ yếu”

Toàn thể bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford, 1 trong những hình ảnh khó quên nhất của Steve Jobs:


“Đây là một trong những câu thần chú của tôi: tập trung và đơn giản. Đơn giản đôi khi lại khó khăn hơn phức tạp. Bạn có thể làm việc chăm chỉ để có được suy nghĩ một cách đơn giản. Nhưng nó lại mang đến những giá trị cuối cùng. Khi đạt được điều đó, bạn có thể di chuyển cả 1 quả núi” - Câu nói trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí BusinessWork vào năm 1998.

“Mô hình cho kinh doanh của tôi là ban nhạc The Beatles: Họ là 4 chàng trai đã tạo nên sự cân bằng cho nhau, tạo nên sự nổi tiếng cho lẫn nhau. Với tôi, tổng số là quan trọng hơn so với những phần rời rạc” - Nhận định của Jobs về tầm quan trọng của tập thể trong bài phỏng vấn với tạp chí 60 minutesvào năm 2008.


Với cá tính mạnh mẽ, dám nghĩ khác và làm khác của mình, Steve Jobs đã trở thành một trong những người thành công nhất trong lịch sử công nghệ

Trong bài phỏng vấn với Fortunes vào năm 2008, Jobs nói: “Chúng ta không có cơ hội để làm nhiều thứ, tuy nhiên, mọi con người đều rất tuyệt vời. Vì đó là cuộc sống của chúng ta”

Trước đó, trong bài phỏng vấn với New York Times năm 2003, Jobs đã từng nói: “Thiết kế không chỉ là chúng sẽ trông như thế nào, mà thiết kế phải là chúng làm việc ra sao”.

Và cuối cùng, xin mượn 2 câu nói của chính ông, để bày tỏ sự tiếc thương với cuộc đời ngắn ngũi nhưng vô giá của Jobs vì những đóng góp của ông cho cả thế giới:

“Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể thoát khỏi nó. Và cái chết có khả năng như là phát minh duy nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để làm đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Đó hoàn toàn là sự thật”.

“Trở thành người giàu nhất thế giới trong nghĩa trang không có gì là quan trọng đối với tôi. Đi ngủ vào ban đêm và nghĩ rằng mình đã làm được 1 cái gì đó thật tuyệt vời… điều đó mới quan trọng đối với tôi”.

Tạm biệt Steve Jobs, 1 tượng đài, 1 con người vĩ đại.

T.Thủy


Steve Jobs khắc nghiệt và lập dị qua cuốn tiểu sử

Cuốn sách của Walter Isaacson ghi lại những câu chuyện được chính Steve Jobs kể lại và giải đáp nhiều thắc mắc của giới công nghệ về nhà đồng sáng lập Apple, vốn rất kín kẽ và không bao giờ lên tiếng trước các tin đồn.

Khi biết mình không còn sống được bao lâu, Steve Jobs nghĩ đến chuyện viết tiểu sử, chia sẻ bí mật về cuộc đời. Ông chọn Walter Isaacson, từng là chủ bút củaTime và CNN, thực hiện điều này từ năm 2004. Tuy nhiên đề nghị đó bị Isaacson từ chối và nghĩ rằng Jobs đang muốn đặt bản thân ông ngang hàng với Benjamin Franklin và Albert Einstein (Isaacson đã viết sách về hai nhân vật này trước đó).
Sau này, tác giả nhận ra Jobs đặt vấn đề ngay trước cuộc phẫu thuật ung thư đầu tiên. Mãi tới năm 2009, Isaacson mới bắt đầu viết. Trong 2 năm, ông thực hiện hơn 40 buổi trò chuyện nhà đồng sáng lập Apple và phỏng vấn khoảng 100 người thân, bạn bè và đối tác của Jobs. Isaacson hoàn toàn tự do khi viết sách bởi Jobs từ chối quyền đọc bản thảo và không can thiệp vào nội dung. Nhưng vợ ông, bà Laurene Powell, nói trước rằng: "Có những phần trong cuộc đời và tính cách của Jobs là một đống hổ lốn và ông không nên 'làm sạch' chúng. Tôi muốn thấy những gì được kể một cách chân thực nhất".

Steve Jobs cay nghiệt và đầy lỗi lầm
Trước ngày cuốn tiểu sử mang tên Steve Jobs được phát hành hôm nay (24/10), Isaacson tham gia chương trình "60 Minutes" nổi tiếng ở Mỹ để nói về tác phẩm. Lời đầu tiên ông muốn nhấn mạnh là cho dù Jobs được nhiều người yêu mến vì sự sáng tạo, tài diễn thuyết, niềm đam mê..., ông ấy không phải là người "mềm mại và dễ chơi".
"Ông ấy nóng nảy, hay giận dỗi. Ông ấy rất 'dễ vỡ' và đôi khi tỏ ra nhỏ nhen. Dù đó là một nhân viên đã thức cả đêm để viết mã (coding), ông đơn giản nói rằng: "Cậu làm sai rồi. Thật kinh khủng". Vì sao Jobs khắc nghiệt thế? Bởi ông ấy muốn thấy sự hoàn hảo ở người khác và cũng đối xử như thế với bản thân", Isaacson cho hay.
Khi Apple phát hành cổ phiếu, Steve Wozniak (người sáng lập thứ hai tại Apple) cực kỳ hào phóng trong việc chia sẻ cổ phiếu, cố gắng biến mọi người thành triệu phú. Jobs thì ngược lại, ông lạnh lùng trong việc xem xét ai được và không được hưởng, dù đó là những người đồng hành với ông trong giai đoạn khó khăn.
Đó không phải là ví dụ duy nhất thể hiện tính cách tàn nhẫn của ông. Vào thời điểm này, bạn gái ông có thai và sinh một bé gái có tên Lisa. Jobs, được sinh ra khi cha mẹ chưa kết hôn và bị bỏ rơi, vẫn thẳng thừng từ chối sự ràng buộc với cô bé và không chịu chu cấp cho hai mẹ con cho đến khi tòa án can thiệp (ông còn tuyên bố trước tòa là mình bị vô sinh).
Ông có một chiếc xe Mercedes không biển số vì "không muốn mọi người theo dõi tôi", nhưng sau đó thừa nhận lời Isaacson rằng: "Không biển số thực ra lại càng dễ gây chú ý hơn. Tôi vốn khác biệt".
"Ông ấy không phải nhà quản lý giỏi. Thực ra, ông ấy là một trong những nhà quản lý tồi nhất. Ông ấy ném mọi thứ vào đống hỗn độn. Điều đó tạo ra các sản phẩm tuyệt vời, nhưng không làm nên một phong cách quản lý đáng ngưỡng mộ", tác giả cuốn tiểu sử khẳng định.
Đây là một trong số những lý do Jobs bị "đá" (từ của Isaacson) khỏi Apple. Jobs bán toàn bộ cổ phiếu để thành lập NeXT Computer, sản xuất những cỗ máy tính thú vị nhưng đắt đỏ và không ai mua. Nhưng ông cũng bỏ ra 5 triệu USD để cứu một công ty nhỏ - Pixar Studios - và làm nên cuộc cách mạng phim hoạt hình máy tính, biến ông thành tỷ phú.
Ngược lại, Apple tụt dốc và một thập kỷ sau khi Jobs rời đi, họ buộc phải mua lại NeXT để mời Jobs về làm nhà cố vấn vào năm 1997. Khi đó, Apple còn khoảng 3 tháng trước khi chính thức phá sản. Họ hết sạch tiền và lạc lối. Jobs vẽ một bảng biểu gồm Chuyên gia, Người dùng tại các hộ gia đình, Laptop, Desktop và nói Apple sẽ tập trung sản xuất bốn sản phẩm này. Tiếp đó, ông sa thải 3.000 nhân viên và tiến hành chiến dịch Think Different, đánh dấu sự hồi sinh ngoạn mục nhất trong lịch sử phát triển máy tính và họ thực sự đã thay đổi thế giới.
Khi ông qua đời vào ngày 5/10/2011, Apple trở thành công ty giá trị thứ nhì thế giới, theo sát Exxon-Mobil. Ông đã cách mạng hóa hoặc định hình lại 7 lĩnh vực: máy tính cá nhân, phim hoạt hình, phân phối nhạc, điện thoại, máy tính bảng, xuất bản nội dung số và cửa hàng bán lẻ. Ông thực hiện điều đó bằng cách đứng ngay điểm giao cắt giữa khoa học và nhân loại, kết nối sự sáng tạo trong công nghệ và trí tưởng tượng để tạo ra những thiết bị mới mà con người không cần nghĩ nhiều về nó hay phải học cách sử dụng nó.
"Đó là điều Microsoft không thể làm vì họ chỉ sản xuất phần mềm nhưng không có phần cứng. Đó là điều Sony không thể làm bởi họ cho ra đời vô số thiết bị nhưng không thực sự có một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh", Isaacson nhận định.

Steve Jobs từng gặp cha đẻ

Jobs vẫn biết mình là con nuôi, nhưng có lần ông đã chạy ra khỏi nhà và khóc như mưa khi có người nói ông bị bỏ rơi vì cha mẹ đẻ không mong muốn ông vào thời điểm đó. Cha mẹ nuôi sau đó giải thích thực ra họ đã chọn ông. "Từ đó tôi biết tôi không bị bỏ rơi. Bố mẹ đã chọn tôi. Tôi là người đặc biệt", Jobs nói. Isaacson cho rằng chi tiết này chính là "chìa khóa" để hiểu cách suy nghĩ của Jobs.
Cha nuôi, Paul Jobs, cũng là người đã hướng dẫn Jobs tạo nên những điều vĩ đại. Một lần, họ cùng làm hàng rào. Ông nhắc con trai: "Con cần sơn mặt sau hàng rào, phía chẳng ai nhìn thấy, cũng bóng bảy như mặt trước. Ngay cả khi mọi người không thấy, con biết đấy, điều đó thể hiện con đã toàn tâm toàn ý tạo ra một thứ gì đó hoàn hảo".
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Jobs và cha đẻ từng gặp nhau nhưng cả hai đều không hay. "Mãi sau này tôi mới biết hóa ra ông ấy quản lý một cửa hàng ăn và tôi từng đến đó vài lần. Tôi hiểu thêm một chút về cha, nhưng tôi không thích những gì tôi biết nên đã nhắc em gái không kể bất cứ chuyện gì về tôi", Jobs kể.

Một số chi tiết khác trong cuốn tiểu sử

Jobs cho hay đã chứng kiến tiền bạc ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người ở Apple như thế nào và thề sẽ tránh sống xa hoa: "Tôi không để tiền bạc hủy hoại cuộc đời tôi. Bill Gates cuối cùng đã là người giàu nhất thế giới. Tôi không biết đó có phải mục tiêu của ông ấy không, nhưng nếu đúng thì ông ấy đã đạt được rồi. Nhưng đó không phải đích đến của tôi".
Nhà đồng sáng lập Apple tỏ ra ưu ái Facebook: "Tôi ngưỡng mộ CEO Facebook Mark Zuckerberg. Tôi chỉ biết một chút về cậu ta nhưng rất ngưỡng mộ vì Mark đã không bán lại công ty. Vì cậu ấy thực sự muốn tạo ra một công ty".
Jobs gặp vợ lần đầu năm 1990 và họ trao đổi số điện thoại. Sau đó, ông có một cuộc gặp gỡ đối tác. "Tôi cầm chìa khóa xe trong tay và nghĩ, nếu đây là đêm cuối cùng của tôi trên đời, tôi nên dùng nó làm việc, hay đi với người phụ nữ ấy? Cuối cùng, tôi chạy đến và hỏi cô ấy có thể ăn tối với tôi hay không. Cô ấy đồng ý", Jobs nói.
Ông tỏ ra hối hận vì đã trì hoãn cuộc phẫu thuật mà đáng lẽ đã cứu được cuộc đời ông. Khi đó, ông nghĩ việc mổ xẻ cơ thể ông là một sự xúc phạm. Chỉ 9 tháng sau đó, Jobs mới tham gia phẫu thuật nhưng ung thư đã lan đến các tế bào xung quanh tuyến tụy.
Jobs nói với cựu CEO Apple John Scully rằng nếu không thành lập Apple, ông sẽ đến Paris làm nhà thơ.
Jobs chỉ tải một cuốn sách trên máy iPad 2 là An Autobiography of a Yogi. Mỗi năm ông đọc nó một lần từ khi còn niên thiếu.
Bill Clinton đã gọi điện cho Jobs khi đang gặp rắc rối vì scandal chấn động với Monica Lewinsky. Ông nói với cựu tổng thống Mỹ rằng: "Nếu chuyện này có thật, ông nên nói với cả nước".
Jobs chia sẻ với Isaacson rằng ông muốn thực hiện cuộc cách mạng TV tương tự ông đã làm với máy tính, máy nghe nhạc và điện thoại: biến chúng trở lên đơn giản và trang nhã. "Nó sẽ có giao diện đơn giản nhất mà bạn có thể hình dung. Và cuối cùng, tôi đã tìm ra cách". Có lẽ, sản phẩm đột phá tiếp theo của Apple sẽ liên quan đến TV.
Jobs đã có nhiều quyết định lớn nhưng ban đầu ông từ chối một trong những sáng kiến quan trọng với Apple sau này: Ứng dụng. Art Levinson, thành viên ban quản trị, đã phải gọi điện cho ông ít nhất cả chục lần để thuyết phục. Và ông đã đổi ý.
Chuyên gia thiết kế Jonathan Ive nắm quyền lực cao nhất tại Apple sau ông. "Hầu hết những người trong cuộc đời Jobs đều có thể thay thế được. Nhưng không phải Jony", vợ Jobs khẳng định.
Jobs từ bỏ đạo Cơ đốc từ năm 13 tuổi khi ông thấy những đứa trẻ chết đói trên bìa tạp chí Life. Sau một chuyến đi tới Ấn Độ khi còn trẻ, tính giản đơn trong đạo Phật đã ảnh hưởng đến các cảm nhận về thiết kế của Jobs sau này. Tuy nhiên, vào những ngày cuối đời, ông nghĩ nhiều hơn về Chúa và thế giới bên kia. "Đôi khi, tôi tin vào Chúa. Đôi khi tôi lại không. Nhưng từ khi bị ung thư, tôi bắt đầu tin hơn. Có thể vì tôi tin vào cuộc sống mới sau cái chết. Cái chết có lẽ giống như một sự bật/tắt công tắc vậy".


Bí mật cuộc đời Steve Jobs qua cuốn tiểu sử

Trong cuốn sách Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson tiết lộ nhiều thông tin chưa từng được kể về nhà sáng lập Apple như chuyện ông học chữa bệnh ung thư qua Internet, cuộc hôn nhân với bà Laurene Powell...

Cuốn tiểu sử Steve Jobs đã lý giải nhiều thắc mắc của người hâm mộ về cựu CEO của Apple như ông nghĩ ra tên công ty khi ông đang ăn kiêng (chỉ ăn hoa quả và rau) hay ông từng gặp cha đẻ vài lần từ thập niên 80 của thế kỷ trước.

Tháng 10/2003, ông được thông báo mình bị ung thư. Một trong những người đầu tiên được Jobs gọi điện là Larry Brilliant, một nhà vật lý mà ông gặp lần đầu tại Ấn Độ. "Ông có tin vào Chúa không?", Jobs hỏi. Brilliant nói một chút về tôn giáo, những con đường dẫn đến những đức tin và hỏi Jobs có chuyện gì vậy. "Tôi bị ung thư", ông trả lời.
Ai cũng biết Steve Jobs phải chống chọi với bệnh ung thư tuyến tụy, nhưng cuốn tiểu sử đầu tiên do ông tham gia đã mô tả những chi tiết đằng sau quá trình này.
Sau đó, ông hoãn phẫu thuật tới 9 tháng (đến tháng 7/2004). Thay vào đó ông ăn hoa quả, châm cứu, uống các bài thuốc thảo mộc cùng một số biện pháp khác mà ông tìm trên Internet. Điều này khiến bạn bè, bác sĩ và gia đình, trong đó có em gái Mona Simpson, cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Andrew Grove, một người bạn của Jobs và là cựu lãnh đạo hãng Intel, mắng ông thật điên rồ khi tin rằng ăn kiêng và châm cứu là giải pháp để thoát khỏi ung thư.
Ông cũng ông luôn che giấu tình trạng bệnh tật với ban lãnh đạo, nhân viên và cổ đông Apple. Art Levinson, thành viên trong ban quản trị, đã cảm thấy bất lực khi không thể thuyết phục Jobs chữa bệnh. Laurene Powell, vợ ông, nhớ lại: "Lúc đó, Jobs chưa sẵn sàng để cho người ta mổ xẻ cơ thể ông. Đó như một sự xâm phạm. Ông coi cơ thể tồn tại để chứa đựng tinh thần. Thật khó để hối thúc".
Nhưng khi đồng ý, Jobs thực hiện với sự toàn tâm toàn ý thay vì phó mặc cho bác sĩ. Ông nghiên cứu, tìm hiểu và trở thành chuyên gia về các phương pháp y tế và là người đưa ra quyết định cuối cùng về mọi bước trị liệu cũng như các chế độ dinh dưỡng. Sau này, Jobs nói với Isaacson rằng ông sẽ là một trong những người đầu tiên chiến đấu với bệnh ung thư như thế và sẽ nằm trong số những người cuối cùng chết vì nó.
Những cuộc trò chuyện giữa Steve Jobs và tác giả Isaacson thường diễn ra trong phòng khách tại tư gia của Jobs, đan xen bởi các bản nhạc. Ông thường mở nhạc trên iPad 2, nhất là các tác phẩm của Beatles, thánh ca Gregorian do các thầy tu thuộc dòng Benedictine thực hiện hay bản Catch the Wind của nhạc sĩ Donovan. Jobs yêu nhạc Beatles, vì thế ông quyết tâm đưa các album của nhóm nhạc huyền thoại này lên iTunes.
Isaacson đã thực hiện 40 cuộc phỏng vấn với Jobs trong 2 năm, trong đó có nhiềuchi tiết về các mối quan hệ lãng mạn của ông. Năm 1985, Jobs phải lòng Tina Redse, một nhà tư vấn về máy tính. Họ từng hợp tan nhiều lần cho đến năm 1989, Jobs cầu hôn nhưng bà từ chối và giải thích với bạn bè rằng ông có thể khiến bà phát điên.
Sau đó, ông gặp và yêu Laurene Powell, một cựu nhân viên Goldman Sachs. Bà chuyển đến sống cùng nhưng cách cư xử của ông đúng là khiến người ta nổi cáu. Vào ngày đầu năm 1990, ông cầu hôn, nhưng sau đó tuyệt nhiên không đề cập lại chuyện đó hàng tháng trời. Đến tháng 9, bà không chịu đựng nổi nên đã chuyển ra ngoài. Một tháng sau, Jobs trao cho Laurene nhẫn đính hôn kim cương và bà quay trở lại.
Bắt đầu từ mùa xuân năm 2010, Jobs quyết định hẹn riêng những người ông muốn gặp trước khi ra đi. Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, là một trong số đó. Ông đến nhà Jobs tại Palo Alto, California (Mỹ), dành hơn 3 tiếng bên nhau hồi tưởng quá khứ. Họ nói về phần thưởng tinh thần bên gia đình, những đứa con và sự may mắn mà hôn nhân đem lại cũng như việc Laurene và Melinda (vợ Bill Gates) giúp họ chỉ "điên một nửa".

Trong cuộc gặp Eric Schmidt, Chủ tịch Google, tại một quán cafe ở Palo Alto sau đó, Jobs nói không muốn hai bên hòa giải: "Tôi không cần tiền của các ông, kể cả khi các ông đưa tôi 5 tỷ USD. Tôi cũng có khối tiền. Điều tôi muốn là các ông hãy ngừng ngay việc sử dụng các ý tưởng của chúng tôi và đưa vào trong Android".
Cuốn sách cũng nhắc đến chuyện Jobs nổi điên khi HTC giới thiệu điện thoại Android vào tháng 1/2010 với nhiều tính năng vốn có trong iPhone. Apple lập tức đệ đơn kiện. Jobs tuyên bố với Isaacson rằng hành động của Google khẳng khác nào một kẻ trộm: "Tôi sẽ dành hơi thở cuối cùng của mình, dùng đến đồng xu cuối cùng trong số 40 tỷ USD của Apple trong ngân hàng để chiến đấu với chuyện này. Tôi sẽ hủy hoại Android vì đó là sản phẩm ăn cắp".
Jobs từ bỏ đạo Cơ đốc từ năm 13 tuổi sau khi ông thấy những đứa trẻ chết đói trên bìa tạp chí Life. Ông tự hỏi liệu vị mục sư ông vẫn gặp mỗi sáng Chủ nhật có biết chuyện gì xảy ra với chúng hay không. Jobs không bao giờ trở lại nhà thờ, dù sau này ông có nghiên cứu về đạo Phật.
Nhắc đến Jonathan Ive, thiên tài thiết kế đã vẽ lên iPhone, iPad và iPod, Jobs nói Ive nắm giữ nhiều quyền năng hơn bất cứ ai tại Apple, trừ Jobs, và không ai trong công ty có thể bảo Ive phải làm thế này, thế kia.
Isaacson cũng khẳng định, thực ra Steve Jobs đã gặp cha đẻ, ông Abdulfattah "John" Jandali. Được nhận nuôi từ nhỏ, ông không biết mình có một người em gái cho đến khi ông tìm lại mẹ đẻ và biết về cô em - tiểu thuyết gia Mona Simpson. Simpson và Jobs tìm gặp cha, khi đó là chủ một cửa hàng ăn. Hai anh em thường xuyên đến đó và boa rất hậu hĩnh nhưng cả hai đều không nói với ông rằng Steve Jobs là con ông.
"Khi tôi gặp cha, tôi biết thêm một chút về ông và tôi không thích những gì tôi biết. Tôi đề nghĩ em gái không nói cho cha biết chúng tôi đã gặp nhau và không được kể bất cứ điều gì về tôi", Jobs cho hay.
Cuốn sách Steve Jobs sẽ được bán vào 24/10 với giá 35 USD.




Người nổi tiếng 'kém cỏi' trong mắt Steve Jobs

Trong cuốn tiểu sử dài 630 trang của Walter Isaacson, Steve Jobs có những nhận xét đầy hiếu chiến về Bill Gates, tổng thống Mỹ Barack Obama và nhiều nhân vật khác.
>Bí mật cuộc đời Steve Jobs qua cuốn tiểu sử

Dù Eric Schmidt, Chủ tịch Google, từng có chân trong ban lãnh đạo Apple, ông bị Jobs ghét sau khi chứng kiến những cố gắng của Google trong việc cạnh tranh với iPhone. Jobs gọi Google là kẻ cắp và tuyên bố sẽ chiến đấu đến hơi thở và đồng xu cuối cùng để "hủy diệt" Android.
Bill Gates là một trong những người Steve Jobs muốn gặp trước khi ra đi, nhưng nhà sáng lập Apple cũng dành những lời không mấy đẹp đẽ cho nhà sáng lập Microsoft, rằng ông chỉ biết đi cóp nhặt những ý tưởng của người khác: "Bill về cơ bản là người không sáng tạo, không có trí tưởng tượng vàchưa bao giờ phát minh ra cái gì cả, nên tôi nghĩ là ông ấy giờ đang thấy thoải mái với công việc từ thiện hơn là làm công nghệ". Trong khi đó, cũng trong cuốn tiểu sử này, Gates chia sẻ với Isaacson rằng Jobs là con người "về cơ bản là lập dị và đầy lỗi kỳ quặc, luôn sẵn sàng hoặc nói bạn là đồ rác rưởi hoặc cố dụ dỗ bạn".
Với Larry Page, Jobs tin CEO này đang biến Google thành Microsoft khi tạo ra quá nhiều sản phẩm thường thường bậc trung và không chuyên vào một dịch vụ chất lượng cao nào cả. "Hãy xác định Google muốn trở thành gì khi trưởng thành", Jobs khuyên Page.
"Hai nhà sáng lập Hewlett và Packard đã tạo nên một công ty vĩ đại và họ nghĩ họ đã trao lại nó cho người xứng đáng. Nhưng giờ nó bị chia cắt và tan rã. Tôi hy vọng đã chuẩn bị đầy đủ để điều này sẽ không bao giờ xảy ra với Apple", Jobs nhận xét về HP. (Trong ảnh là bà Meg Whitman, CEO mới nhậm chức từ tháng 9 của HP).
Trong bữa tối với Barack Obama giữa năm 2010, Steve Jobs nói với Tổng thống Mỹ rằng: "Ngài sẽ chỉ giữ được chiếc ghế này một nhiệm kỳ thôi" vì Obama và chính phủ Mỹ chưa đủ thân thiện với doanh nghiệp và còn tồn tại nhiều lỗ hổng trong các quy chế điều hành. Ông cũng nói hệ thống giáo dục đang bị méo mó và tốt nhất Obama nên kéo dài một năm học thành 11 tháng và tan trường lúc 6h tối.
Jobs tin Microsoft "sẽ chẳng đi đến đâu nếu Steve Ballmer vẫn còn ở đó".
Jobs đánh giá cao ông trùm truyền thông Rupert Murdoch nhưng nhận xét rằng Fox News đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nước Mỹ.
Các bộ vi xử lý của Intel được trang bị cho máy tính Mac nhưng không có trong iPhone và iPad. Lý do là Jobs thấy hãng này "đơn giản là quá chậm chạp" trong việc tham gia thị trường di động. (Trong ảnh là Intel CEO Paul Otellini).



Dấu ấn Steve Jobs trong chuỗi cửa hàng Apple Store

Hệ thống Apple Store với những mặt kính tinh xảo không chỉ trở thành biểu tượng kiến trúc mà còn thay đổi hoàn toàn cái nhìn về mô hình chuỗi đại lý bán lẻ sản phẩm.

Khi kiến trúc sư Peter Bohlin lần đầu đến gặp Steve Jobs, ông thắt cà vạt. "Steve chỉ cười, và từ đó tôi không bao giờ đeo cà vạt nữa", Bohlin chia sẻ trên báo The New York Time (Mỹ). Đó là sự khởi đầu cho mối quan hệ giữa Jobs và Bohlin trong việc xây dựng trụ sở Pixar, hoàn thiện năm 2001, và hơn 30 gian hàng Apple Store trên khắp thế giới.
"Với tôi, khách hàng tuyệt nhất không phải người luôn khen ngợi những gì tôi làm mà họ tham gia một cách thông minh vào cả quá trình. Khi nhìn lại, thật khó để nhớ và xác định ai và khi nào đã nảy ra một ý tưởng nào đó", Bohlin cho hay.
Sự tinh tế của Steve Jobs không chỉ thể hiện trong các sản phẩm mà còn ở các gian hàng Apple Store.
Sự tinh tế của Steve Jobs không chỉ thể hiện trong các sản phẩm mà còn ở các gian hàng Apple Store. Ảnh: EPA.
Giống như Jobs đã chau chuốt lại máy tính cá nhân và điện thoại, ông đặt dấu ấn không thể xóa mờ trong kiến trúc, nhất là trong mô hình đại lý bán lẻ. "Trước đây, các cửa hàng bán sản phẩm ở Mỹ có không gian tù túng. Đa số không được xem xét, chỉnh sửa tỉ mỉ và nhất là không được đầu tư. Nó xấu xí và như cái gai trong phong cảnh chung", James Timberlake, sáng lập công ty KieranTimberlake, nhận định.
Ngược lại, công trình của Bohlin và các đồng nghiệp dành cho Apple lại bóng bảy, lung linh, quyến rũ, tạo cảm giác hi-tech, sang trọng và còn nhiều mỹ từ khác được sử dụng khi người ta mô tả về chúng. Ý tưởng dùng kính trong xây dựng cửa hàng đã trở nên quá nổi bật và độc đáo đến mức Apple đang muốn đăng ký bản quyền cho kiến trúc này. Công ty của Bohlin cũng đã giành được 42 giải thưởng vì những công trình họ làm cho Apple, còn bản thân ông cũng được Viện kiến trúc Mỹ trao huy chương vàng năm 2010.
Đại lý bằng kính đầu tiên do Bohlin thiết kế là ở Soho, New York (Mỹ). "Chúng tôi có một không gian 2 tầng và việc khuyến khích khách hàng chịu lên xuống cầu thang khi đó là một thách thức lớn, nên chúng tôi tính chuyện dùng kính. Steve rất ủng hộ ý tưởng cầu thang kính. Ông nhận ngay ra sự kỳ diệu của nó", kiến trúc sư hiện 74 tuổi kể lại. "Giống như khi kiểm duyệt các sản phẩm Apple, Steve hối thúc chúng tôi tạo không gian làm sao trông vừa đơn giản, trang nhã nhưng lại vừa tinh xảo, nghệ thuật, chi tiết. Tại gian hàng ở Hamburg (Đức), cầu thang như bay trong không trung và chỉ có hai đầu gắn ở chân và đỉnh".
Việc dùng kính trong chuỗi cửa hàng bán lẻ bắt đầu được chú ý khi Apple Store ở Fifth Avenue (New York) ra đời năm 2006. Ban đầu, gian hàng nằm ở vị trí không thực sự "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Nó ở dưới mặt đất và xung quanh toàn là các tòa nhà hình chữ nhật. Các kiến trúc sư đã nghĩ đến giải pháp xây dựng một khối lập phương ánh sáng vừa hài hòa với không gian xung quanh, vừa nổi bật và tinh khôi.
Apple Store nằm kiêu hãnh tại Fifth Avenue và cầu thang đi xuống lòng đất bằng kính. Ảnh:Apple.
Mọi người bắt đầu xếp hàng dài từ 42 tiếng trước khi Apple Store khai trương. "Truyền thống" xếp chỗ đợi sản phẩm của "Quả táo" cũng đã bắt đầu hình thành từ đó. Dù thành công, Bohlin và Steve Jobs không lặp lại khối lập phương ở những nơi khác. Apple Store ở Thượng Hải (Trung Quốc) cũng nằm dưới lòng đất nhưng có hình trụ kính uốn cong và trở thành một trong những biểu tượng ở đây.
"Chúng tôi nghĩ, sao lại không xây một gian hàng hình trụ tọa lạc ngay giữa lối đi hình tròn vào khu mua sắm? Nó là một ý tượng hay nhưng vượt tầm kiểm soát của chúng tôi. Tòa nhà lúc đó được khởi công rồi. Tuy nhiên, Steve đã gặp kỹ sư thiết kế để thỏa thuận thiết kế lại và xây lại. Tôi cũng không biết sao ông ấy làm được thế", Bohlin cho hay.
Apple Store ở Thượng Hải nằm trên lối khi hình tròn.
Apple Store ở Thượng Hải nằm trên lối đi hình tròn. Ảnh: USAToday.
Steve Jobs mất ngày 5/10 và Apple mất đi một nhà lãnh đạo vừa có tầm nhìn vừa có con mắt nghệ thuật và giới phân tích bắt đầu lo ngại cho tương lai của hãng này. Tuy nhiên, bên trong trụ sở Cupertino, California (Mỹ) có một đội ngũ chuyên gia đang làm việc cho một dự án tuyệt mật vài năm nay. Dự án đó không phải là một sản phẩm mới mà là một chương trình đào tạo mang tên Apple University. Đây là chương trình Jobs coi là mang tính sống còn với công ty do ông sáng lập: đào tạo ban lãnh đạo Apple "nghĩ" như ông, tức họ phải học khả năng trình bày, chú ý đến tiểu tiết, sự hoàn hảo, đơn giản và bí mật trong mọi kế hoạch từ phát triển sản phẩm cho tới hệ thống phân phối.
"Một trong những điều Steve Jobs nhận ra là Apple không giống bất cứ công ty nào trên hành tinh này và họ cần một bộ tài liệu giáo dục riêng để các nhà quản lý Apple có thể đưa ra quyết định và sáng tạo như thể họ là Steve Jobs", chuyên gia phân tích Tim Bajarin chia sẻ trên báo LA Times.




Canh bạc Apple Store sau 10 năm

Năm 2001, Apple xây dựng gian hàng bán lẻ đầu tiên của họ tại trung tâm Tysons Corner Center ở Virginia (Mỹ), một hành động mà giới quan sát khi đó nhận định là quá mạo hiểm.

Tysons Corner Center
Apple Store đầu tiên tại Tysons Corner Center. Ảnh: Flickr.
Tuần này, hãng sản xuất iPhone sẽ kỷ niệm 10 năm sự ra đời Apple Store. Khi Apple khai trương cửa hàng vào những năm đầu thế kỷ 21, không nhiều người tin họ sẽ thành công. Thời điểm đó, các nhà sản xuất phần cứng phân phối máy tính và các thiết bị điện tử khác tới đại lý và những đại lý này sẽ bán sản phẩm của họ song song với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ngoài chuyện giảm chi phí, mô hình đó được đánh giá cao còn vì người ta cho rằng khách hàng muốn tới nơi đem đến cho họ nhiều lựa chọn, thay vì bước vào một cửa hàng điện tử chỉ trưng bày sản phẩm của duy nhất một công ty.
Mọi nghi ngờ nhanh chóng được xóa bỏ và tính đến cuối năm 2010, Apple đã mở 317 cửa hàng, trong đó 233 Apple Store ở Mỹ và 84 ở châu Âu và châu Á. Nơi trưng bày những thiết bị ăn khách như iPhone, iPod, iPad và MacBook này đóng góp 3,2 tỷ USD, chiếm 13% doanh thu bán hàng trong năm tài khóa 2010 của Apple.
Với những người ủng hộ, cảm giác khi đến Apple Store giống như bước vào cửa hàng Prada (nhãn hiệu thời trang cao cấp của Italy). Còn những người không thích lại nhận xét rằng đó chỉ như các câu lạc bộ dành cho những fan mù quáng và trung thành.
Xem ảnh Apple Store ở một số nước.
Xem ảnh Apple Store ở một số nước.
Mô hình kinh doanh độc đáo của Apple, từng được giới quan sát coi là canh bạc mạo hiểm, nay trở thành biểu tượng và đang được các hãng điện tử khác học theo như Sony, Microsoft... Nhưng dù những công ty này có nhiều thiết bị cao cấp, chất lượng, họ lại không sở hữu sản phẩm khiến người ta phát sốt như của Apple.
Apple dự định sẽ mở thêm 40 cửa hàng nữa, 3/4 trong số đó ở bên ngoài nước Mỹ, trong năm 2011.




Huyền thoại Steve Jobs qua đời 

Người hâm mộ đổ về tưởng niệm Steve Jobs

Rất đông fan tụ tập bên ngoài trụ sở Apple tại Cupertino (Mỹ) dù đây là buổi lễ dành riêng cho nhân viên. Trực thăng của một hãng tin đã bay vòng quanh khu vực này trước khi sự kiện bắt đầu tới 40 phút.

Xem video quang cảnh buổi lễ.
Những bức ảnh lớn của Steve Jobs tại trụ sở Apple.
Lễ tưởng nhớ nhà đồng sáng lập Apple diễn ra vào 0h ngày 20/10 theo giờ Việt Nam (10h sáng ngày 19/10 theo giờ California) và được tường thuật qua web tới mọi nhân viên của hãng này trên toàn thế giới.
Những bức ảnh khổng lồ về Steve Jobs được treo bao phủ các tòa nhà văn phòng và một chiếc piano lớn đã được đặt ở chính giữa sân khấu. Các phố xung quanh đó kín đặc xe và cảnh sát phải chặn đại lộ Mariani, một trong những con đường dẫn đến trụ sở Apple.
CEO Tim Cook phát bi?u c?m
CEO Tim Cook phát biểu cảm tưởng. Ảnh: Apple.
Xem một số hình ảnh liên quan đến buổi lễ.
Dưới sự chỉ đạo của Tim Cook, Tổng giám đốc Apple, hãng này phát lại đoạn quảng cáo nổi tiếng và đầy cảm xúc Think Different mà chính Steve Jobs viết lời và "bỗng nhiên bạn nhận ra mọi người đều đang cố kìm nước mắt", một nhân viên kể lại.
Sau đó, các dấu mốc quan trọng như khi Jobs thành lập Apple, khi ông rời công ty và khi trở về... được điểm lại. Không khí buổi tưởng niệm diễn ra trang trọng nhưng không hề buồn bã. Một số nhân vật như cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore, chuyên gia thiết kế Jony Ive cũng lên phát biểu. Bà Laurene Powell Jobs, vợ Steve Jobs, tham dự nhưng luôn giữ im lặng. Ban nhạc Coldplay và ca sĩ Norah Jones đã được mời đến trình diễn.
Buổi lễ kết thúc bằng ca khúc You've got a friend in me được phát qua hệ thống loa. Đó là bài hát chính trong phim Toy Story của hãng Pixar mà Jobs từng sở hữu trước khi sáp nhập vào Disney năm 2006.
Time Cook cho hay buổi lễ kéo dài 90 phút là dịp để các nhân viên "dành thời gian nhớ lại những điều kỳ diệu mà Steve Jobs đã đạt được trong suốt cuộc đời ông và cách ông khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn".
Các cửa hàng Apple Store tại Mỹ tạm thời đóng cửa để nhân viên có thể theo dõi trực tiếp qua webcast trong khi các chi nhánh Apple trên toàn cầu sẽ được xem chương trình phát lại.
Trước đó, vào ngày 16/10, một lễ tưởng niệm khác cũng được tổ chức ở Đại học Stanford (Mỹ) dành cho bạn bè và người thân của Steve Jobs, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng như cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, Chủ tịch của Microsoft Bill Gates, CEO của Oracle Larry Ellison… Ca sĩ Bono thuộc nhóm nhạc U2 và Joan Baez, người từng một thời hẹn hò với Jobs, cũng đến trình diễn tại đây.
Các nhân vật nổi tiếng mặc áo màu đen tới Đại học Stanford để tham dự buổi lễ được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: AP.
Đám tang của Jobs được cho là diễn ra trong bí mật chỉ hai ngày sau khi ông qua đời nhằm tránh những sự lộn xộn không cần thiết từ phía người hâm mộ.
Trang web mà Apple lập ra để mọi người có thể chia sẻ các cảm nhận, suy nghĩ về Steve Jobs cũng đã tràn ngập với hơn 1 triệu thông điệp được gửi từ khắp thế giới. Apple vẫn chưa quyết định có tổ chức một lễ tưởng niệm công khai hay không.
Steve Job mất ngày 5/10 sau gần 7 năm chống chọi với bệnh ung thư. Dù yếu đến mức không thể lên xuống cầu thang, ông vẫn cố làm việc cho đến ngày cuối cùng. Masayoshi Son, CEO của hãng Softbank (Nhật), kể lại: "Tôi tới Apple để dự lễ công bố iPhone 4S và khi đang trao đổi riêng với Tim Cook, ông ấy nói: 'Xin lỗi ngài, Masa, tôi phải ngừng cuộc nói chuyện ở đây'. Tôi hỏi ông ấy đi đâu và Cook trả lời Steve Jobs gọi điện để bàn về sản phẩm tiếp theo (sau iPhone 4S) của họ. Ngày hôm sau, Jobs qua đời".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét