Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

AINS-NSAID là thuốc gì?


AINS và NSAID là viết tắt của cụm từ Anti-Inflammatoire Non Steroides (tiếng Pháp) và Non Steroidal Anti-inflammatory Drugs (tiếng Anh), đều có nghĩa là thuốc chống viêm không steroid. Viết tắt bằng tiếng Việt là CVKS hoặc CVPS. Tác dụng của chúng là chống viêm, hạ sốt, giảm đau, chống ngưng kết tiểu cầu.

Người ta viết như thế (AINS - NSAID) để phân biệt với thuốc chống viêm khác là glucocorticoid (thuốc có nhân sterol). Viết tắt của loại thuốc này là AIS và SAID.

Thuốc AINS có nhiều dẫn xuất: 
Salicylic (như aspirin), 
pyrazolon (như phenylleutazon),
 indol (như indomethacin), 
oxicam (như piroxicam), 
prapionic (như ibuprofen),
 phenylacetic (như voltaren), 
anthranilic (như acid niflumic). 
Những năm gần đây xuất hiện các thuốc mới: celocoxib, rofecoxib, nimesulid, meclofenamic acid, sulindac và meloxicam [gọi chung là nhóm thuốc coxib _ức chế chuyên biệt cyclooxygenase 2 là men xúc tác tạo ra prostaglandin gây viêm chứ không ảnh hưởng đến cyclooxygenase 1 (là yếu tố xúc tác sản xuất prostaglandin che chở niêm mạc dạ dày), do đó thuốc này ít gây ra tác dụng phụ loét dạ dày, tá tràng, song một thời gian sau lại phát hiện nó gây tác dụng phụ trên tim mạch, có thể dẫn đến tử vong, vì vậy khi kê đơn loại thuốc này phải rất thận trọng.]

Các thuốc này đều có tác dụng phụ chung là gây rối loạn tiêu hóa (nôn, buồn nôn, khó tiêu, thậm chí gây chảy máu tiêu hóa) nên phải uống vào giữa bữa ăn hoặc lúc no. Nó cũng gây bệnh ngoài da với hội chứng Stevens - Johnson và Lyell (hoại thư biểu bì) và một số tác dụng phụ khác.
Dẫn xuất pyrazolon có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau rất tốt nhưng có thể gây mất bạch cầu hạt, rất nguy hiểm (hiếm gặp), đã được khuyến cáo không nên dùng nữa. Aspirin gây bệnh hen và polip mũi với người mẫn cảm, những người có cơ địa dị ứng không nên dùng.


Ghi chú
Hiện nay các thuốc kháng viêm không steroid được bào chế thành 4 dạng là uống, tiêm, thuốc dạng đạn để đặt vào hậu môn, kem, cồn xoa bóp. Thuốc có khả năng hấp thu tốt nên thông thường người ta vẫn dùng dạng uống, còn dạng tiêm ít dùng, chỉ sử dụng trong bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, các chứng viêm không phải thấp khớp, trong giảm đau. Để tăng cường tác dụng kháng viêm và giảm đau còn ra đời các loại thuốc phối hợp như viên alaxan (gồm ibuprofen và paracetamol), hay viên dolor – nisina (chứa aspirin, paracetamol và cafein).
Tác dụng phụ của thuốc
Thông thường thuốc gây viêm loét dạ dày, tá tràng, có khi gây xuất huyết. Do thuốc loại này ức chế sự tổng hợp prostaglandin, đặc biệt là prostaglandin E nên đã làm giảm lớp chất nhày có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, sinh viêm loét. Mặt khác, ta thấy các phân tử của thuốc loại này có độ tan thấp, mà lại kích ứng biểu mô tại chỗ rất mạnh nên nguy cơ viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng càng cao. Tác dụng này không những chỉ xảy ra qua đường uống là chủ yếu, mà còn xảy ra khi dùng bằng đường tiêm, đặt thuốc ở trực tràng, bôi thuốc trên diện da rộng.
Để tránh tình trạng các hoạt chất của thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày, người ta đã bào chế ra viên thuốc có tạo màng tan ở ruột như viên aspirin pH8 (aspan pH8, aspral pH8...), do vậy những loại viên này để bảo tồn tác dụng ấy khi uống không được nhai hay bẻ đôi hoặc cắt viên thuốc ra nhiều phần mà phải nuốt nguyên cả viên. Dạng thuốc này cần uống xa bữa ăn và nên uống với nhiều nước.
Ngược lại, nếu dùng viên thường (không có màng bao đặc biệt) thì cần uống thuốc vào bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn cơm, cũng cần uống với nhiều nước (khoảng 200ml) mỗi lần. Loại thuốc này  có thể nhai nát hoặc cho vào cốc nước chờ viên thuốc rã tan để khi uống giúp thuốc trôi nhanh xuống ruột. Trên thị trường còn loại viên sủi hoặc gói bột dạng cốm pha trong nước thành dung dịch rồi uống (aspegic: acetyl salicylat DL – lysine).
Một điều cần chú ý là khi sử dụng thuốc kháng viêm tuyệt đối không được uống rượu vì sẽ gây chảy máu dạ dày. Loại thuốc này cũng dễ gây dị ứng, hen suyễn và có thể xảy ra dị ứng chéo.
Một số trường hợp không được dùng các loại thuốc này (tức chống chỉ định): những người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu dạ dày, người mắc sốt xuất huyết hay đang xuất huyết (như phụ nữ đang băng huyết hay rong kinh), tiền sử hen phế quản, cơ địa dị ứng. Tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai (nhất là 3 tháng cuối) vì sẽ gây độc cho thận và tim phổi của thai nhi, hoặc phụ nữ đang cho con bú.
Không nên phối hợp các thuốc kháng viêm không steroid với nhau hoặc với thuốc corticoid hay với các thuốc chống đông máu.
Đối với những người có nguy cơ viêm loét ở đường tiêu hóa, cần uống thêm thuốc bảo vệ dạ dày như các thuốc kháng H2 hoặc sucralfat để làm giảm tần số loét tá tràng, dùng các thuốc kháng H2 và ức chế bơm proton hoặc misoprostol để giảm loét dạ dày tá tràng. Không tiêm thuốc kháng viêm không steroid vào khớp hoặc vào các huyệt đạo. Nếu dùng thuốc tiêm để tiêm hay truyền thì không dùng quá 3 ngày. Khi uống thuốc kháng viêm không steroid kéo dài cần phải theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện những tác dụng phụ xảy ra. Các dấu hiệu biểu hiện không bình thường khi sử dụng thuốc như ở đường tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, phân đen; tại da: nổi mề đay, ngứa; ở hô hấp: lên cơn hen, khó thở, bí tiểu tiện, mặt phù... cần phát hiện sớm và kịp thời thông báo cho bác sĩ.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường là gì ?

Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường (Tên tiếng anh là Diabetes mellitus).

Là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
b%E1%BB%87nh ti%E1%BB%83u %C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng1 Tiểu đường là gì
Tỉ lệ người bị bệnh tiểu đường trên thế giới rất cao, cứ mỗi 100 người thì có một người bị mắc bệnh này. và một điểu thật sự đáng buồn là nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệbệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2001, năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 6%. Đến năm 2025 số người mắc có thể tăng thành 8 triệu người.

Có rất nhiều người mang bệnh nhưng không biết, vì không có triệu chứng. 
“Đường” (carbohydrates) là một trong những chất biến dưỡng căn bản của cơ thể, có trong cơm gạo, bánh mì, các thức ăn ngọt, … Các chất biến dưỡng căn bản khác là chất đạm (protein), chất mỡ (lipids), sinh tố (vitamins), muối khoáng (minerals).
Gần như mọi tế bào của cơ thể ta đều cần có chất đường để hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được chất đường vào những hoạt động cần thiết của mình, các tế bào cần đến một chất gọi là “insulin”. Insulin giúp đưa chất đường từ máu vào trong các tế bào, và điều hòa lượng đường trong máu để đường trong máu không bao giờ lên quá cao. Insulin tiết bởi “tụy tạng” (pancreas), một cơ quan nằm ở bụng trên, phía sau bao tử.
Tụy tạng giữ 2 nhiệm vụ: tiết các diếu tố (enzymes) giúp vào sự tiêu hóa, và tiết các chất như “insulin”, “glucagon” cần cho sự biến dưỡng của các tế bào. Insulin được tiết bởi các tế bào có tên “beta” (beta cells) trong tụy tạng. Khi các tế bào “beta” của tụy tạng bị bịnh, không tiết đủ chất insulin cơ thể cần, đường trong máu lên cao, vì không vào được trong các tế bào. Hoặc dù chất insulin có đủ, song vì một lý do nào đó, tế bào không sử dụng được chất insulin để đưa đường vào được bên trong tế bào, đường cũng tăng cao trong máu.
Vì vậy, bệnh tiểu đường được chia thành hai loại: loại 1 (loại thiếu chất insulin trong cơ thể) và loại 2 (loại có insulin trong cơ thể, nhưng tế bào không dùng được insulin). Hai loại tiểu đường này có nhiều điểm khác biệt với nhau. Có đến 90% số người bị bệnh tiểu đường mang bệnh tiểu đường loại 2.

Bệnh tiểu đường loại 1
Tiểu đường loại 1 thường xảy ra cho người dưới 40 tuổi, hay bắt đầu vào khoảng tuổi 14. Loại tiểu đường này, có lẽ do di truyền, tuy điều này chưa được hiểu rõ. Nếu có bố, mẹ, hay anh chị em ruột mang bệnh tiểu đường loại này, cơ hội để một em bé trong gia đình có thể bị bệnh là 5-10%.
Triệu chứng của tiểu đường loại 1 (do tụy tạng không tiết đủ insulin) thường đột ngột, có khi trong vòng vài ngày. Người bệnh đi tiểu luôn, lúc nào cũng khát nước, ăn uống nhiều vì ngon miệng, nhưng vẫn xuống cân. Thỉnh thoảng, có người từ trước vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng, nay đột nhiên hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện và thử máu, mới thấy đường lên quá cao trong máu. Đo lượng insulin trong máu, thấy chất insulin trong máu người bệnh rất thấp hoặc không thấy có insulin gì cả.
Sao tụy tạng lại không tiết đủ insulin để xảy ra cớ sự? Điều này còn nằm trong vòng giả thuyết, chưa ai biết rõ. Người ta ngờ rằng, vì di truyền, các tế bào beta của tụy tạng đã “yếu” sẵn. Vào một hôm định mệnh, tụy tạng bị siêu vi trùng (virus) tấn công, các tế bào beta đã yếu sẵn nên quị luôn, hư hoại, không còn khả năng tiết ra insulin.
Một khi người bệnh đã có triệu chứng gây do tiểu đường loại 1, sự chữa trị là chích chất insulin vào, để thay thế cho chất insulin không có đủ trong cơ thể.

bệnh tiểu đường loại 2
Tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở người trên tuổi 40
80% số người bị bệnh tiểu đường loại này béo mập, nặng cân hơn bình thường. Khi đo lượng insulin trong máu những người nặng cân và bị bệnh tiểu đường, người ta thấy insulin trong máu bình thường, hoặc có khi còn cao hơn bình thường.
Nhiều người thắc mắc rằng insulin trong người, mà vẫn bị tiểu đường. Chỉ vì, muốn dùng được insulin, trên mặt các tế bào phải có đủ những chỗ tiếp nhận insulin, gọi là “insulin receptors”. Trên mặt các tế bào mỡ của những người bị tiểu đường loại 2 không có đủ những chỗ tiếp nhận hầu insulin có thể bám vào để tác động, đưa đường từ ngoài máu vào bên trong tế bào. Nên cơ chế chính gây tiểu đường loại 2 ở những vị béo mập là do các tế bào mỡ thiếu những chỗ tiếp nhận insulin, và sự chữa trị hàng đầu là xuống cân.
Sự di truyền trong trường hợp tiểu đường loại 2 còn mạnh hơn loại 1. Nếu có anh hay em sinh đôi bị tiểu đường loại 2, người kia trước sau gì cũng bị tiểu đường cùng loại. Nếu có bố mẹ bị tiểu đường loại này, gần như 1/3 con cái sinh ra sau này cũng bị tiểu đường, hoặc có những thử máu bất thường.

*Ai dễ bị bệnh tiểu đường loại 2?
Từ tuổi 45 trở đi, tiểu đường loại 2 dễ xuất hiện. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể đến sớm hơn:
- Người béo mập (sức nặng 20% trên sức nặng lý tưởng).
- Có bố, mẹ, anh, chị, em ruột mang bệnh tiểu đường.
- Người Á đông (Asian), Mỹ gốc Phi châu (African American), Mỹ gốc da đỏ (Native American), và người gốc Hispanic.
- Sanh con nặng trên 9 pounds hoặc bị tiểu đường lúc mang thai.
- Có cao áp huyết (áp huyết 140/90 trở lên).
- Có lượng cholesterol tốt (HDL) 35 mg/dl trở xuống, hay lượng mỡ triglyceride trong máu 250 mg/dl trở lên

Nguyên nhân tiểu đường.

Chúng ta có thể bị bệnh tiểu đường vì các nguyên nhân chính sau đây:
    • Bị bệnh tiểu đường từ di truyền: Bạn được sinh ra khi bố mẹ bạn đang mắc bệnh tiểu đường, vì vậy bạn có nguy cơn đến 80 % mắc chứng bệnh này. Và có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén.
    • Theo tiến sĩ An Pan – chuyên gia dinh dưỡng của Trường Đại học Harvard (Mỹ) về y tế công cộng tại Boston, phụ nữ làm việc vào ban đêm sẽ dễ bị tiểu đường .
    • Uống rượu bia nhiều, uống nhiều nước ngọt hay nước ép trái cây
    • Nạp năng lượng(Ăn uống dư chất) quá nhiều,ăn nhiều chất có nhiều calori dẫ đến béo phì và đó là nguyên nhân gần nhất dẫn đến bệnh tiểu đường.
    • Theo tiến sĩ Jamey Marth, Đại học tổng hợp California (Mỹ) kết luận: “Sự thiếu hụt men GnT-4a cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ở người”
    • Giấc ngủ cũng là một nguyên nhân dấn đến bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu, những người ngủ khoảng 5 tiếng hoặc ít hơn và những người ngủ 9 tiếng hoặc nhiều hơn đều lànguyên nhân tiểu đường.
    • Một vài loại thuốc có tác dụng chống lại tác dụng của insulin (thuốc chứa chất steroid như Prednisone),hoặc ngăn cản sự tiết insulin từ tụy tạng (thuốc cao áp huyết như Tenormin, Inderal, các thuốc lợi tiểu thiazide diuretics, thuốc chữa kinh phong Dilantin…) cũng có thể bất ngờ làm đường tăng cao trong máu, gây bệnh tiểu đường. Khi đi khám bác sĩ, bao giờ cũng vậy, bạn nhớ đem tất cả các thuốc dùng ở nhà đến cho bác sĩ xem.

Triệu chứng tiểu đường

trieu chung benh tieu duong 300x204 Triệu chứng tiểu đường
Các triệu chứng thường thấy của bệnh tiểu đường là
  • Đi tiểu nhiều:Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.
    Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
  • Thèm ăn và trở nên ăn nhiều. Thường xuyên khát nước.
  • Sụt cân nhanh. Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành
  • Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa.
  • Theo Liên đoàn tiểu đường quốc tế, 40% bệnh nhân bị nghẽn hơi thở (từ 15- 20 giây) khi ngủ có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường, trong khi đó, có khoảng 23% bệnh nhân tiểu đường chắc chắn mắc bệnh nghẽn thở, gây ngáy khi ngủ.
  • Nhiễm nấm men: Tiến sĩ Collazo-Clavell giải thích, bệnh tiểu đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.
  • Ở nữ, bên ngoài bộ phận sinh dục thường ngứa ngáy và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Ứ đọng tiểu khi đi đi tiểu, bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Cơ thể bị phù lên.
  • Giai đoạn đầu có thể bị xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Người có thể béo phì hoặc gầy yếu đi nhanh chóng.
Lời khuyên: Khi bạn có những biểu hiện trên, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và tiến hành xét nghiệm khi có những triệu chứng trên.

Hậu quả của bệnh tiểu đường.

anh huong cua ben tieu duong1 300x150 Hậu quả của bệnh tiểu đườngBệnh tiểu đường không buông tha lứa tuổi nào cả
1.  Ảnh hưởng đến tim mạch : Bệnh tiểu đường gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.  Những cuộc tấn công người bị tiểu đường nhiều hơn hai lần thường xuyên như những người không có bệnh tiểu đường.
anh huong den tim mach 300x226 Hậu quả của bệnh tiểu đườngBệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim mạch
Bệnh động mạch vành gây ra bởi một thu hẹp hoặc ngăn chặn của các mạch máu đó đi đến trái tim của bạn. Đó là hình thức phổ biến nhất của bệnh tim. Máu vận chuyển oxy và các tài liệu cần thiết khác để trái tim của bạn. Các mạch máu tới tim của bạn có thể trở thành một phần hoặc hoàn toàn bị chặn bởi tiền gửi béo. Một cơn đau tim xảy ra khi cung cấp máu cho tim của bạn đột nhiên giảm bớt hoặc cắt bỏ. Đột quỵ xảy ra khi mạch máu cho một phần của bộ não của bạn đột nhiên bị cắt đứt bởi tiền gửi béo hoặc các cục máu đông máu.
Làm thay đổi lối sống của bạn có thể giúp ngăn ngừa chống lại bệnh tim và đột quỵ. Hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh và có được hoạt động.

2. Ảnh hưởng đến thị giác: Làm mờ mắt và có thể gây ra chứng mù lòa.
Khi mức đường huyết tăng cao trong một khoảng thời gian nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến tầm nhìn xa của bạn, nên khi được điều trị làm bình ổn lượng đường huyết thì tầm nhìn xa của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Điều đó được giải thích như sau, khi mức đường huyết tăng cao làm thay đổi hình dạng thủy tinh thể khiến mắt mất khả năng tập trung đúng. Người bị bệnh tiểu đường trong nhiều năm các mạch máu phía sau mắt có thể bị tổn thương, nhất là nếu họ không giữ gìn và kiểm soát tốt bệnh tình của mình.
mat Hậu quả của bệnh tiểu đườngbệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mắt
Có các dạng biến chứng có thể xảy ra:
  • Thoái hóa võng mạc: Bệnh này có thể xảy ra do việc tổn hại các mạch máu ở phía đáy mắt nuôi võng mạc. Các vết dộp nhỏ có thể hình thành trong thành mạch máu và vỡ ra, gây xuất huyết hoặc có thể chính các mạch máu có lỗ dò.
  • Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể của mắt trở nên mờ đục dần và vì thế mà người bệnh sẽ không thể nhìn thấy rõ như trước được nữa. Nguyên nhân thay đổi này chủ yếu là do tác động của sự lão hóa, nhưng người bệnh tiểu đường thường dễ bị và có thể mắc phải bệnh đục thủy tinh thể ngay cả khi còn rất trẻ.
  • Bệnh tăng nhãn áp : Xảy ra khi áp lực tích tụ trong mắt. Tầm nhìn đang dần mất đi vì võng mạc và dây thần kinh bị hư hỏng.  Những người bị bệnh tiểu đường là 40% khả năng bị bệnh tăng nhãn áp hơn những người không bị tiểu đường. Những người còn đã có bệnh tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp thường được. Rủi ro cũng tăng theo tuổi.Có một số phương pháp điều trị cho bệnh tăng nhãn áp, bao gồm các loại thuốc giảm áp suất trong mắt cũng như lựa chọn phẫu thuật.
3. Ảnh hưởng đến thận.
Thận có chứa hàng triệu các cụm tàu ​​nhỏ máu lọc chất thải khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế. Thiệt hại nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể đảo ngược, chạy thận yêu cầu hoặc ghép thận.
anh huong den than Hậu quả của bệnh tiểu đườngbệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận
Thận làm việc chăm chỉ để làm cho các mao mạch thận không để bệnh không có triệu chứng cho đến khi sản xuất gần như tất cả các chức năng đã biến mất. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh thận không cụ thể. Triệu chứng đầu tiên của bệnh thận thường tích tụ chất lỏng. Các triệu chứng khác của bệnh thận cao cấp bao gồm mất ngủ, chán ăn, đau bụng, yếu đuối, và khó tập trung.
Bệnh tiểu đường, bệnh thận có thể được ngăn ngừa bằng cách giữ cho đường huyết trong phạm vi mục tiêu của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng kiểm soát tốt đường huyết làm giảm nguy cơ bệnh thận sớm và làm giảm nguy cơ tiến triển đến bệnh thận nặng hơn một nửa.
Một yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh thận là tốt huyết áp. Huyết áp cao có ảnh hưởng đáng kể về tốc độ bệnh tiến triển. Bốn cách để hạ huyết áp của bạn là giảm cân, ăn ít muối, tránh uống rượu và thuốc lá, và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, hầu hết nam giới mắc bệnh tiểu đường cần thuốc để điều trị huyết áp cao của họ. Một vài loại thuốc huyết áp đặc biệt có thể bảo vệ thận khỏi bị hư hỏng liên tục.
Nó là quan trọng để xem đội chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Họ có thể kiểm tra huyết áp, nước tiểu (đối với protein), máu (đối với các sản phẩm chất thải), và giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường của bạn để bảo vệ thận của bạn.
4.Chứng ngưng thở khi ngủ
Nhiều người đàn ông mắc bệnh cũng bị ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn hoặc OSA, một chứng rối loạn hô hấp, nơi đường hàng không sẽ bị khóa khi miệng và cổ họng thư giãn trong khi ngủ, thường xuyên cho hơn 10 giây.
mat ngu 300x200 Hậu quả của bệnh tiểu đườngbệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ
Có bao giờ jolted thức bởi những âm thanh của tiếng ngáy của riêng mình? Tiếng ngáy là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể có OSA. gia đình, đối tác của bạn có thể làm cho câu chuyện cười về ngáy bằng chi phí của bạn, nhưng ngưng thở khi ngủ là không có vấn đề cười. Ngưng thở khi ngủ có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Nếu không điều trị ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ có huyết áp cao và thậm chí còn bị đau tim hoặc đột quỵ. Ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và nguy cơ tai nạn lao động liên quan đến tai nạn lái xe.
Mặc dù ai cũng có thể đã ngưng thở khi ngủ, các yếu tố nguy cơ cao bao gồm:
  • Là nam giới
  • Hút thuốc
  • Được thừa cân hoặc béo phì
Nếu bạn phù hợp với hồ sơ này, bạn nên nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn về việc tham gia một thử nghiệm để xác định xem bạn bị ngưng thở khi ngủ.

5. Ảnh hưởng đến thần kinh.
Thần kinh bị bệnh tiểu đường được gọi là đau thần kinh tiểu đường. Khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường có một số dạng tổn thương thần kinh. Nó là phổ biến hơn ở những người đã có chứng bệnh cho một số năm và có thể dẫn đến nhiều loại vấn đề.
15 b%E1%BB%87nh th%E1%BA%A7n kinh 296x300 Hậu quả của bệnh tiểu đườngbệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thân kinh
Theo thời gian dư thừa có thể làm tổn thương đường huyết thành mạch máu nhỏ mà nuôi dưỡng các dây thần kinh của bạn, đặc biệt là ở chân. Dây thần kinh gửi tin nhắn đến và đi từ não bộ của bạn về nhiệt độ, đau đớn và cảm ứng.  Họ cho cơ bắp của bạn khi nào và làm thế nào để di chuyển. Họ cũng kiểm soát hệ thống cơ thể tiêu hóa thức ăn và đi tiểu.
Nếu bạn giữ cho lượng đường trong máu của bạn trên mục tiêu, bạn có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương thần kinh. Nếu bạn đã có tổn thương thần kinh, điều này sẽ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn hư hại thêm.Ngoài ra còn có phương pháp điều trị khác có thể giúp.
6. Hệ bài tiết, cơ quan sinh dục.
Một trong những lý do phải xét nghiệm nước tiểu của người  tiểu đường vào mỗi lần kiểm tra sức khỏe là để kiểm tra dấu vết của chất đạm Albumin – một dấu hiệu cho thấy Thận bắt đầu có vấn đề. Sự hiện diện của chất đạm có thể là do các mạch máu nhỏ bị tổn hại hoặc bị nhiễm trùng. Người có mức đường huyết cao dễ dàng bị viêm bọng đái, bàng quang và nhiễm trùng Thận. Các biến chứng khác như tiểu gắt, tiểu đêm do rối loạn hệ bài tiết cũng thường xảy ra đối với người bệnh tiểu đường khi đến giai đoạn này.
baitietcothe 217x300 Hậu quả của bệnh tiểu đườngHệ bài tiết của cơ thể người
Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề liên quan như ngứa nơi cơ quan sinh dục. Ở nam giới, các mạch máu cung cấp máu cho dương vật bị tổn hại có thể dẫn đến tình trạng bất lực. Mặc dù đây là căn bệnh tế nhị, khó bày tỏ nhưng nếu nam giới bị bệnh tiểu đường không quan tâm đến việc ổn định mức đường huyết trong vài năm có thể sẽ bị bệnh liệt dương.
Một công dụng bất ngờ nữa có trong Sữa Mầm Gạo chính là Methionine làm tăng cường khả năng sinh lý cho nam giới, cải thiện rối loạn cương dương, liệt dương vốn là căn bệnh kéo theo làm đau đầu các quý ông bị tiểu đường. Acid amin này giúp tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam, đồng thời tăng số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng trong cơ thể nam giới. Không thể không kể đến sự đóng góp “thầm lặng” nhưng to lớn của acid amin Arginine. Đây là chất mẹ của NO (Nitric Ocide) – chất được cơ thể phóng thích ra vào các thể hang của dương vật khi có ham muốn tình dục. Arginine làm gia tăng lượng máu đến cơ quan sinh dục, tăng độ nhạy cảm cho các mô ở âm vật và dương vật, giúp cải thiện chức năng cương dương và gia tăng cực khoái.
7. Hệ miễn dịchGan nhiễm mỡ thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường loại 2, và nguyên nhân của tình trạng thâm nhiễm mỡ ở Gan là do bệnh nhân tiểu đường thường có chế độ ăn nhiều đường và chất béo. Biểu hiện bệnh tiểu đường phản ánh việc kháng Insulin nặng hơn, tải mỡ trong Gan lớn hơn, viêm và tổn thương Gan trầm trọng hơn. Có hai dạng bệnh lý của Gan nhiễm mỡ:
+ Dạng nhẹ nhất là có sự tích tụ mỡ ở các mô Gan nhưng không gây tổn thương.
+ Dạng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng hơn, đó là sự tiến triển của viêm gây tổn thương Gan, đôi khi hình thành những mô xơ ở Gan, dần dần gây nên xơ Gan hay thậm chí là ung thư Gan.
Bệnh Gan nhiễm mỡ có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Nhưng thường hay xuất hiện nhất ở tuổi trung niên, đặc biệt là những người thừa cân hay béo phì, những người bị bệnh tiểu đường, người có nồng độ cholesterol và triglyceride (chất béo) cao. Vì các tế bào mỡ và tế bào Gan vốn là kho tồn trữ chất béo và sẽ phóng thích chúng ra ngoài mỗi khi cơ thể cần năng lượng.
Chính sự kháng Insulin có thể là nguyên nhân phát động quan trọng nhất gây ra viêm Gan nhiễm mỡ đơn thuần và bệnh lý Gan nhiễm mỡ nói chung. Khi cơ thể chúng ta có biểu hiện kháng lại tác dụng của Insulin hay Tụy Tạng không tiết đủ Insulin để duy trì nồng độ đường huyết ổn định thì nhiều cơ quan sẽ bị tổn thương, trong đó tổn thương Gan là đáng ngại nhất. Khảo sát cho thấy cứ 4 người bị bệnh gan nhiễm mỡ thì có 3 người mắc bệnh tiểu đường.gannhiemmo Hậu quả của bệnh tiểu đường
Gan nhiễm mỡ là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường loại 2
 8. Hệ xương khớp
  • Thoái hóa khớp:
Giai đoạn chuyển mùa là những ngày khổ cực nhất của người bị bệnh phong thấp. Họ thường than thở rằng da thịt, thậm chí toàn bộ xương cốt trong người cứ như bị bó chặt, đau buốt và nhức nhối rất khó chịu… Phong thấp chính là bệnh viêm khớp xương. Triệu chứng ban đầu là khớp xương sưng đau, mà trước tiên là các khớp ngón tay và cổ tay. Sau đó, hiện tượng này chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác, chẳng bao lâu sau sẽ lan dần đến hai mươi khớp xương còn lại. Đặc trưng của bệnh là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Nếu thấy xuất hiện thêm triệu chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy có nghĩa là bệnh đã chuyển thành mãn tính.
xuongkhop 300x195 Hậu quả của bệnh tiểu đường
Vị trí các khớp xương bị viêm trong hệ xương khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng xuống cấp tiến triển của sụn khớp, có thể do tự nhiên hay do một yếu tố nào đó thúc đẩy. Sụn khớp được cấu tạo bởi những tế bào sụn gắn kết nhau một cách chặt chẽ thành một mảng dày màu trắng và có tính co giãn. Hình thái này giúp cho các đầu xương dễ dàng trượt lên nhau khi chúng ta cử động, ngoài ra sụn còn làm nhiệm vụ giảm xóc cho cơ thể khi cơ thể di chuyển và hoạt động. Ở bệnh thoái hóa khớp, sụn bị nứt nẻ, loét và mất tính đàn hồi. Màng hoạt dịch (còn gọi là bao khớp) là một lớp màng bao quanh khớp, có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất, tiết ra chất bôi trơn khớp và sản xuất những tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ, chống lại các tác nhân tấn công khớp. Khi sụn khớp bị thoái hóa, màng hoạt dịch sưng lên, tiết dịch và đau.
Lúc này đây, vai trò của Cystine trong Sữa Mầm Gạo  mới thực sự có ý nghĩa. Cystine có tác dụng ức chế enzim Collagenase – một enzim làm phá hủy chất tạo keo và chất nhờn bôi trơn ở các sụn khớp – cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp.
  • Loãng xương:
loangxuong Hậu quả của bệnh tiểu đường
Một căn bệnh cũng không kém phần nguy hiểm khác đó chính là loãng xương.
Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương… là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.Loãng xương là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây ra như: bệnh nội tiết, biến chứng của tiểu đường dẫn đến bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi… Loãng  xương của tuổi mãn kinh và xốp xương của người già chiếm khoảng 90% các trường hợp. Người cao tuổi bị loãng xương là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Trong cơ thể, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị loãng. Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tốestrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.
Hiện nay, căn bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, cứ mỗi 100 người thì một người bị. Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn đối với mỗi chúng ta. Vây làm sao để chúng ta phòng tránh căn bệnh này?
ph%C3%B2ng chong benh tieu duong 300x200 Cách phòng tránh tiểu đường
Cẩu hỏi đặt ra và câu trả lời mà ai cũng muốn biết. Muốn biết cách phòng chống thì chúng ta cần phải biết nguyên nhân tiểu đường này.
Bệnh tiểu đường không chừa một ai, và cũng không chừa lứa tuổi nào cả.

Thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể

- Thường xuyên theo dõi huyết áp, cân nặng của mình. Nếu thấy tăng hoặc giảm bất thường nên đi khám sức khỏe
-  Thường xuyên đi khám tổng quát định kỳ.
Phòng chóng bệnh béo phì.
- Dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể)
BMI = CN:CC2   (trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét)
Chỉ số này nên giữ trong khoảng 18,5-23
- Vòng eo: nam < 90cm, nữ < 80cm
- Tỉ lệ mỡ cơ thể: nam < 25%
nữ < 30%.
 Không uống rượu bia nhiều
Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao, chủ yếu cải biến thành triacylglyceride và protein mật độ thấp trong máu. Về mặt lâm sàng chứng minh được, người uống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp
 Gia tăng hoạt động thể lực:
- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc
- Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.
 Có chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.
- Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.
- Uống sữa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Hệ tiêu hóa ở người


I - TỔNG QUAN VỀ HỆ TIÊU HOÁ
Bộ máy tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các túi tiêu hoá, cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thực hiện các chức năng:
Chức năng cơ học: vận chuyển thức ăn, phân cắt thức ăn thành mẩu nhỏ, nhào trộn với dịch tiêu hoá...
Chức năng hóa học: hoạt động của các dịch tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu
Chức năng hấp thu: đưa thức ăn đã được tiêu hóa trong ống tiêu hóa vào máu

Sau đây là sơ đồ ống tiêu hoá ở người

Các thuật ngữ cần quan tâm: Tuyến nước bọt, Thực quản, Dạ dày, Gan, Mật, Tuỵ, Tá tràng, Ruột non (hay Hỗng tràng và Hồi tràng), Ruột già, Hậu môn.
Dựa vào các biến đổi của thức ăn trong suốt quá trình tiêu hoá, ta phân quá trình tiêu hóa ra thành các giai đoạn:
- Tiêu hóa ở miệng
- Tiêu hóa ở dạ dày
- Tiêu hóa ở ruột non
- Hấp thụ ở ruột non
- Ruột già và sự thải phân

II - TIÊU HÓA Ở MIỆNG
1. Cấu tạo khoang miệng
a) Răng
- Hàm răng của người bao gồm 3 loại răng:
   + Răng nanh dùng để xé thức ăn
   + Răng cửa dùng để cắt thức ăn
   + Răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn
- Sau đây là cấu tạo của răng:


Men răng là một lớp tinh thể canxi photphat rất bền và là chất cứng nhất do sinh giới tạo ra. Men răng không có khả năng tái tạo. Men răng có thể bị ăn mòn bởi axit trong khoang miệng, do đó cần phải đánh răng thường xuyên.
Ngà răng là cấu trúc tương tự như xương, hình thành nên phần chính của răng nằm ở bên trong. Có khả năng tái tạo nhưng rất hạn chế. Ngà răng đóng vai trò bảo vệ răng trong trường hợp men răng bị nứt hoặc vỡ.
Tủy răng nằm ở chính giữa của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh.
Xi măng bao quanh chân răng giữ cho răng nằm đúng vị trí
- Giữa lớp xi măng với xương hàm có 1 lớp màng ngoài răng gồm những sợi collagen ngắn giúp răng có thể xê dịch 1 chút trong hố răng, giúp giảm đi những tác động làm nứt vỡ răng.
b) Lưỡi
- Lưỡi là một khối cơ vân chắc được phủ bằng lớp chất nhày có khả năng chuyển động linh hoạt trong khoang miêng. Lưỡi có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Mặt trên lưỡi có các gai vị giác. Lưỡi có chức năng:
   + Nhào trộn thức ăn với nước bọt
   + Chuyển động thức ăn qua lại giúp nhai kỹ hơn
   + Chức năng vị giác. Chức năng này rất quan trọng vì giúp lựa chọn thức ăn và kích thích tiết nước bọt.
   + Tham gia vào việc phát âm
   + Tham gia phản xạ nuốt

c) Tuyến nước bọt
- Tuyến nước bọt là nơi nước bọt được tiết ra. Trong khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt lớn nằm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngoài ra còn các tuyến nhỏ nằm rải rác trong khoang miệng. Đôi tuyến mang tai tiết nước bọt loãng và nhiều enzim. Đôi tuyến dưới lưỡi tiết nước bọt đăc và nhiều chất nhày. Đôi tuyến dưới hàm tiết chất nhày và enzim với lượng ngang nhau.
2. Sự tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá cơ học chủ yếu do răng đảm nhiệm. Răng cửa cắt thức ăn, răng nanh xé thức ăn, răng hàm nghiền thức ăn. Các chức năng này được thực hiện bằng sự nâng lên hạ xuống của hàm dưới, làm cho 2 hàm răng ép sát vào nhau. Thức ăn được trộn đều với nước bọt rồi tạo thành các viên nhỏ, trơn dễ nuốt.
Nuốt là một hoạt động phản xạ phức tạp, được thực hiện qua các giai đoạn
Giai đoạn miệng: thức ăn sau khi được nhai và trộn đều với nước bọt và tạo viên trên mặt lưỡi, lưỡi sẽ thụt lại đẩy viên thức ăn về phía sau. Đây là giai đoạn có ý thức hay phản xạ tuỳ ý.

Giai đoạn hầu: Hầu là đoạn thông giữa khoang miệng với thực quản, thanh quản và khí quản. Đây là giai đoạn không có ý thức hay phản xạ tự động: Khi viên thức ăn chạm vào thành hầu, kéo theo 1 loạt các cử động: gốc lưỡi cong lên đóng kín đường trở lại khoang miêng, môi ngậm lại, màng khẩu cái nâng lên che kín đường thông lên mũi. Lưỡi thụt về phía sau, thanh quản nhô lên che kín đường vào thanh quản. Sụn thanh - thiệt ngả về phía sau đậy kín khí quản và thanh quản.

Giai đoạn thực quản: các cử động nhu động của thực quản đẩy viên thức ăn xuống dạ dày. Nếu người ta đứng ăn thì thức ăn sẽ được chuyển nhanh hơn do tác dụng của trọng lực.


3. Sự tiêu hóa hoá học
- Các thành phần có trong nước bọt:
   + Nước: giúp hoà tan các chất có trong thức ăn. Do đó đẩy nhanh sự cảm nhận vị giác của các gai vị giác trên lưỡi.
   + Chất nhày muxin: giúp bôi trơn khối thức ăn để dễ nuốt và còn giúp lưỡi chuyển động dễ dàng hơn
   + Enzim amilaza (còn gọi ptyalin): đóng vai trò quan trọng trong việc thủy phân tinh bột thành đường mantozơ. Amilaza hoạt động trong pH = 6.0 ~ 7.4. Ngay cả khi vào dạ dày amilaza vẫn hoạt động trước khi axit ngấm vào khối thức ăn ức chế amilaza
   + Lyzozim: là 1 enzim phá huỷ thành tế bào của vi khuẩn. Lyzozim giúp cho khoang miệng luôn sach và tránh nguy cơ nhiễm trùng.

- Ở khoang miệng chủ yếu xảy ra tiêu hoá cơ học. Sự tiêu hoá hoá học diễn ra chỉ gồm quá trình thuỷ phân tinh bột thành mantozơ (là 1 đường đôi)
4. Điều hoà tiết nước bọt
- Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào
   + Độ khô: thức ăn càng khô, nước bọt tiết ra càng nhiều
   + pH của thức ăn: thức ăn càng chua, pH càng thấp, nước bọt càng tiết nhiều

- Phản xạ tiết nước bọt không điều kiện xuất hiện khi thụ quan ở niêm mạc miệng được kích thích. Xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu tiết nước bọt, sau đó trả lời bằng các xung ly tâm theo dây thần kinh VII và IX đến các tuyến nước bọt, kích thích tiết nước bọt.
- Phản xạ tiết nước bọt có đìêu kiện: khi nhìn, nghe tên thức ăn, hình dáng, máu sắc, mùi vị, quang cảnh bữa ăn… cũng gây phản xạ tiết nước bọt, đó là phản xạ có đìêu kiện.
 III - TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
1. Cấu tạo của dạ dày
 - Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng. Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ở trong. Bên trong thành là lớp niêm mạc dạ dày có rất nhiều nếp nhăn. Giữa lớp cơ trơn với lớp niêm mạc có đám rối thần kinh Meissner và Auerbach.
- Dạ dày được chia làm 3 phần: phần tâm vị thông với thực quản, phần môn vị nối với tá tràng qua lỗ môn vị và phần thân. Phần thân dạ dày có khả năng đàn hồi lớn giúp tăng sức chứa thức ăn của dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày là nơi tiết dịch vị.
- Ở dạ dày pH vào khoảng 2.
2. Các cử động cơ học ở dạ dày
a) Sự đóng mở môn vị và tâm vị
- Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lên hay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không đóng chặt như môn vị. Khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản, tâm vị sẽ mở theo phản xạ, thức ăn được dồn xuống dạ dày. Tại đó thức ăn sẽ làm trung hoà bớt độ axit của dạ dày, pH tăng, tâm vị đóng lại. Khi pH trở về bình thường, tâm vị lại mở ra. Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại.
- Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đến khi pH ở tá tràng trở về ổn định. Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ được đẩy xuống ruột non.
b) Sự co bóp ở phần thân
- Lúc dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp yếu và thưa nhưng cảm giác đói tăng dần gây tăng nhịp co bóp và cường độ co bóp dẫn đến co bóp đói.
- Cử đông nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp thức ăn được chuyển đông từ dưới lên trên sát theo thành dạ dày, do đó dễ thấm dịch vị. Độ axit của dịch vị càng tăng, co bóp càng mạnh. Ở phần thân dưới của dạ dày co bóp diễn ra mạnh, thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị để thành 1 dịch lỏng gọi là vị trấp hay nhũ trấp, qua môn vị chuyển xuống tá tràng.
3. Sự tiêu hoá hoá học
a) Cấu tạo của tuyến vị
- Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị. Các tuyến vị ở vùng tâm vị và môn vị tiết nhiều chất nhày. Các tuyến ở thân và đáy dạ dày tiết pepsinogen và HCl là chủ yếu. 1 số tế bào biểu mô tiết ra hoocmon gastrin có tác dụng điều hoà bài tiết dịch vị.
- Sau đây là cấu tạo của 1 tuyến vị


- Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi 4 loại tế bào:
   + Tế bào chính tiết pepsinogen
   + Tế bào viền tiết HCl
   + Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày muxin.
   + Tế bào nội tiết tiết hoocmon gastrin

- Tuyến vị còn có các túi chứa dịch vị
 b) Thành phần và tác dụng của các chất trong dịch vị
Pepsinogen là dạng không hoạt động của pepsin, khi gặp HCl và đặc biệt là pepsin được hoạt hoá từ trước, sẽ lập tức chuyển thành pepsin. Pepsin là enzim chính trong sự phân giải protein ở dạ dày, hoạt động tối ưu trong pH = 2. Pepsin cắt liên kết peptit của axit amin có nhân thơm (Phenylalanin, Tyroxin) do đó protein được cắt thành các chuỗi peptit ngắn. Ngoài ra pepsin còn phân giải các sợi collagen liên kết giữa các tế bào của thịt, tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thấm được vào thịt và tiêu hoá chúng.
Chất nhày quánh và kiềm tính tạo thành 1 lớp dày khoảng 1 mm bao phủ niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày cũng như bôi trơn thức ăn.
HCl trong quá trình tiêu hoá có nhiều chức năng:
   + Hoạt hoá pepsinogen thành pepsin để thực hiện chức năng phân giải protein. Pepsinogen khi tiếp xúc với HCl và đặc biệt khi tiếp xúc với pepsinogen hoạt hoá từ trước sẽ lập tức chuyển thành pepsin là dạng hoạt động.
   + Tạo ra pH thấp ở dạ dày để tiêu diệt vi khuẩn. Một số vi khuẩn chịu đựng được pH thấp như Helicobacter pylori vẫn có khả năng gây bệnh cho dạ dày.
   + Tham gia cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị
   + Kích thích tiết hoocmon secretin ở tá tràng
   + Thủy phân xenlulozơ của thực vật non
   + Chuyển ion Fe­3+ thành ion Fe2+ dễ hấp thu
   + Phá hủy lớp màng của bó cơ, tạo điều kiện để pepsin hoạt động phân giải các bó cơ (không phải bó cơ của dạ dày mà là bó cơ trong thịt, cá …)
   + Kích thích sự co bóp của dạ dày
   + Điều hoà tiết dịch tuỵ

Gastrin là hoocmon có tác dụng kích thích tiết dịch vị.
- Ngoài 4 thành phần kể trên, dịch vị còn chứa các thành phần như sau:
   + Yếu tố nội: yếu tố nội do tế bào viền tiết ra cùng HCl. Yếu tố nội rất quan trọng đối với sự hấp thụ vitamin B12. Do đó khi các tế bào viền bị phá huỷ (như trường hợp viêm dạ dày mãn tính) không chỉ HCl không tiết ra được mà bệnh nhân còn bị thiếu máu ác tính do thiếu hụt vitamin B12. Thiếu máu ác tính là triệu chứng thiếu vitamin B12.
   + Chymosin: phân giải sữa. Hoạt động tối ưu ở pH = 4. Nhờ sự có mặt của Ca2+, casein trong sữa được tạo thành caseinat canxi kết tủa ở dạ dày. Phần còn lại được chuyển xuống ruột non để tiêu hoá.
   + Lipaza: ở giai đoạn dạ dày lipaza có tác dụng rất yếu. Nó cắt liên kết este giữa glyxerol và axit béo của những lipit đã nhũ tương hoá (lipit trong sữa, trứng)
c) Sự bài tiết HCl
Tế bào viền tiết ra HCl. Tuy nhiên nếu tiết trực tiếp HCl có thể phá hủy chính tế bào tiết ra nó. Một cơ chế tiết H+ và Cl- tách riêng nhau là thật sự cần thiết. Cơ chế này được diễn ra theo các bước như sau:
   + Ion Cl- được vận chuyển tích cực từ tế bào viền ra lòng kênh. Ion Na+ được vận chuyển tích cực từ lòng kênh vào tế bào. Cả 2 quá trình này gây ra 1 điện thế âm ở lòng kênh vào khoảng -40 đến -70 mV. Điện tích âm gây nên 1 sự khuếch tán thụ động của K+ và 1 ít ion Na+ từ tế bào ra lòng kênh.
   + Trong tế bào, nước được phân ly thành H+ và OH-. Ion H+ được vận chuyển tích cực ra khỏi tế bào, đồng thời K+ được hấp thụ trở lại tế bào bởi bơm H+, K+, ATP-aza. Ion Na+ được tái hấp thu theo 1 bơm riêng. Như vậy hầu hết ion K+ và Na+ khuếch tán ra khỏi tế bào đều được hấp thụ trở lại. H+ sẽ thế chỗ của chúng trong lòng kênh. Tế bào viền cũng có bơm Na+/K+ thông với dịch ngoại bào để đảm bảo nồng độ K+ và Na+ trong tế bào.
   + CO2 hoặc từ quá trình chuyển hoá của tế bào, hoặc từ dịch ngoại bào đi vào tế bào, dưới tác dụng của enzim carbonic anhydraza (CA) sẽ kết hợp với OH- tạo thành HCO3-. HCO3- được khuếch tán vào dịch mô và trao đổi với Cl-. Như vậy Cl- được cung cấp liên tục cho tế bào để vận chuyển ra lòng kênh.
   + Ở kênh, Cl- kết hợp với H+ tạo thành HCl, một phần tạo thành KCl và NaCl. Nước ra khỏi tế bào theo cơ chế thẩm thấu. Như vậy dịch bài tiết cuối cùng chứa HCl và 1 lượng nhỏ KCl, NaCl.
4. Sự điều hoà tiết dịch vị
a) Cơ chế thần kinh
- Sự điều hoà tiết dịch vị theo cơ chế thần kinh được thực hiện theo 2 loại phản xạ
   + Phản xạ có điều kiện: do hình dáng, màu sắc, mùi vị thức ăn, khung cảnh bữa ăn… gây tiết dịch vị. Dịch vị này gọi là dịch vị tâm lý.
   + Phản xạ không điều kiện: Khi thức ăn tác dụng vào niêm mạc dạ dày, các thụ quan bị kích thích và xung thần kinh hướng tâm về hành tuỷ. Xung ly tâm theo dây thần kinh X chạy đến dạ dày, tác động vào đám rối Meissner và từ các đám rối có các sợi chạy đến tuyến vị gây tiết dịch vị. Phân hệ phó giao cảm có tác dụng làm tăng tiết dịch vị, còn giao cảm làm giảm tiết dịch tuy nhiên tác động yếu hơn phân hệ phó giao cảm

b) Cơ chế thể dịch
- Chủ yếu do tác động của gastrin. Gastrin hoà lẫn vào khối thức ăn rồi được hấp thụ vào máu trở lại dạ dày kích thích tuyến vị tiết dịch. Ngoài ra 1 số hoocmon vỏ trên thận cũng làm tăng tiết dịch vị nhưng không trực tiếp.
- Prostaglandin là chất do các mô trong cơ thể tiết ra, có tác dụng giảm tiết dịch vị.
- Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, hoocmon vỏ trên thận tiết ra nhiều dẫn đến tăng tiết dịch vị kéo dài, có thể gây loét dạ dày.

IV. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
1. Cấu tạo của ruột non
- Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá. Ruột non được chia làm 3 đoạn chính:
   + Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khótng 20 cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và ống tuỵ.
   + Hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới là dây chằng Trietz.
   + Hồi tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài của ruột nhưng sự phân chia thành 2 đoạn như trên chỉ là quy ước và không có 1 ranh giới giải phẫu nào phân biệt 2 đoạn hồi tràng và hỗng tràng.

- Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt bởi các lông nhung và vi lông nhung. Nhờ đó mà diện tích bề mặt tăng đến 250 - 300 m2. Xen kẽ trong lớp lông nhung là các tuyến tiết chất nhày và dịch ruột

- Từ thành cơ phân bố vào lông ruột có hệ thống các dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết.

2. Cử động cơ học của ruột non
- Cử động hình quả lắc: do lớp cơ dọc thay nhau co dãn làm các đoạn ruột trườn đi trườn lại. Mục đích là xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng, tăng cường tốc độ chuyển hoá.
- Cử động co thắt từng phần: từng đoạn ruột co thắt lại làm giảm tiết diện đoạn ruột. Mục đích là xáo trộn thức ăn và làm ngấm đều dịch tiêu hóa.
- Cử động nhu động: là cử động nhịp nhàng lan truyền từ phía trên xuống ruột già. Tác dụng là đẩy liên tục thức ăn từ trên (dạ dày) xuống dưới (ruột già), làm quá trình hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. Khi bị ngộ độc, cử động này tăng mạnh có thể gây ỉa chảy.
Cử động phản nhu động: ngược chiều với cử động nhu động. Cử động nhu động giúp thức ăn được đẩy ngược lại giúp tiêu hoá và hấp thụ triệt để hơn. Khi bị nôn, cử động này tăng mạnh ở tất cả các đoạn của ống tiêu hoá, tống thức ăn ra ngoài miệng.
- Điều hoà các cử động: tăng do sự điều khiển từ phân hệ phó giao cảm (dây thần kinh X) và đám rối Auerbach và 1 số hoocmon đường tiêu hoá, axetylcolin. Ngược lại adrenalin và phân hệ giao cảm làm giảm các cử động này.
3. Tiêu hoá hoá học ở ruột non
Tiêu hoá ở ruột non chủ yếu là tiêu hoá hoá học, với sự tham gia của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột.
a) Dịch tuỵ
- Tuyến tuỵ là một tuyến pha. Dịch tuỵ là dịch do phần ngoại tiết của tuyến tuỵ tiết ra. Dịch tuỵ từ ống tuỵ được đổ vào đoạn đầu tá tràng, cùng nơi với dịch mật. Dịch tụy có pH = 7.8 ~ 8.4, chứa hầu hết các enzim tiêu hoá. Đặc biệt dịch tuỵ có vai trò trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống.
- Sau đây là thành phần của dịch tuỵ và tác dụng của chúng
   + Trypsin: được tiết ra dưới dạng không hoạt động là trypsinogen. Sau khi được enzim enterokinaza trong dịch ruột hoạt hoá, và đặc biệt là trypsin được hoạt hoá từ trước, trở thành trypsin hoạt động. Trypsin hoạt động tối ưu tại pH = 8, nó cắt các kiên kết peptit của axit amin có tính kiềm.
   + Chymotrypsin: cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là chymotrypsinogen, sau đó được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối ưu trong pH = 8. Chymotrypsin cắt liên kết peptit của các axit amin có nhân thơm.
   + Cacboxylpolypeptidaza: tiết dưới dạng không hoạt động procacboxypolypeptidaza. Được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối ưu trong pH = 8, nó cắt dần các axit amin ở đầu chuỗi polypeptit giải phóng các axit amin tự do.

   + Lipaza: hoạt động tối ưu trong pH = 6.8, cắt đứt các liên kết este giữa glyxerol với axit béo của lipit đã nhũ tương hoá.
   + Photpholipaza: cắt đứt liên kết este giữa glyxerol với gốc phôtphat trong phân tử phôtpholipit.
   + Cholesterol esteraza: cắt liên kết este của các chất béo thuộc nhóm steroid, giải phóng sterol và các axit béo.

   + Amylaza: hoạt động tối ưu trong pH = 7.1, thủy phân tinh bột sống và chín giải phóng đường mantozơ. Chú ý rằng amylaza của dịch tuỵ có hoạt tính mạnh hơn amylaza trong nước bọt.
   + Mantaza: phân giải mantozơ thành glucozơ.

   + 1 số ion khoáng như Na+, K+, Ca2+, HCO3-, … nhưng quan trọng nhất là NaHCO3, nó trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống và tạo pH thích hợp cho enzim hoạt động.
- Với các thành phần như trên, dịch tuỵ phân giải hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nếu dịch tuỵ tiết ra bị giảm, sẽ gây rối loạn tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Khi tuỵ bị tổn thương hoặc khi một ống tuỵ bị tắc nghẽn, các enzim tiêu hoá sẽ nhanh chóng tiêu hoá tuyến tuỵ trong vòng vài giờ. Đó là bệnh viêm tuỵ cấp dẫn đến shock, có thể dẫn đến suy tuỵ hoặc tử vong.
Cơ chế tiết NaHCO3: cũng tương tự như cơ chế tiết HCl của dịch vị. Diễn ra theo các bước:
   + CO2 từ máu khuếch tán vào tế bào. Enzim CA (nhắc đến ở phần cơ chế tiết HCl) sẽ kết hợp CO2 với nước tạo thành H2CO3, lập tức bị điện ly tạo thành H+ và HCO3-. HCO3- được vận chuyển tích cực ra ống tuỵ
   + H+ từ tế bào được vận chuyển tích cực vào máu qua bơm H+/Na+. Na+ từ máu được bơm vào tế bào, sau đó khuếch tán ra ống tuỵ.
   + Sự vận chuyển Na+ và HCO3- dẫn đến một gradient nồng độ. Do đó nước được kéo vào ống tuỵ tạo thành dịch tuỵ.
Sự điều hoà tiết dịch tuỵ
   + Dây thần kinh X điều khiển hoạt động của tuyến tuỵ. Chú ý là chỉ có phân hệ phó giao cảm điều khiển tuyến tuỵ, làm tăng tiết dịch tuỵ.
   + Secretin là 1 hoocmon do tá tràng tiết ra khi có HCl từ dạ dày xuống kích thích. Secretin kích thích tiết nước và NaHCO3.
   + CCK do tá tràng tiết ra khi bị sản phẩm tiêu hoá protein và lipit kích thích. CCK kích thích dịch tuỵ tiết ra nhiều enzim. CCK cũng kích thích tiết dịch mật vào tá tràng.

b) Dịch mật
- Dịch mật do gan tiết ra nhưng được dự trữ ở túi mật. Dịch mật ở gan sẽ được túi mật làm đăc hơn 4 - 10 lần.  Thành phần của dịch mật gồm chủ yếu là muối mật, ngoài ra còn có bilirubin, lecitin, cholesterol… và khoảng 94% được tái hấp thu ở hồi tràng. Bilirubin 1 phần được liên kết với hệ vi sinh vật ở ruột, chuyển thành stecobilin là nguyên nhân dẫn đến màu vàng của phân. Dịch mật có pH vào khoảng 7 ~ 7.6 nên có vai trò trung hoà axit dịch vị.
- Dịch mật có vai trò quan trọng đối với sự tiêu hoá lipit. Nó nhũ tương hoá tất cả lipit có trong thức ăn để tạo điều kiện cho lipaza hoạt động. Muối mật làm giảm sức căng bề mặt của hạt mỡ, các cử động lắc lư của ruột sẽ làm vỡ hạt mỡ thành các hạt rất nhỏ để enzim có thể tác động lên bề mặt. Quá trình này gọi là nhũ tương hoá mỡ.
- Ngoài vai trò trong tiêu hoá lipit, dịch mật còn giúp cho sự hấp thụ các vitamin A, D, E, K. Vì thế nếu tổn thương ở gan sẽ làm giảm tiết dịch mật, kéo theo lượng lipit và vitamin trong phân tăng, đặc biệt là vitamin K, sẽ theo phân ra ngoài. Tình trạng kéo dài gây máu khó đông là triệu chứng thiếu vitamin K.
- Dịch mật còn làm tăng tiết dịch tuỵ, tăng nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn lên men, thối rữa các chất ở ruột.
- Kích thích dây thần kinh X sẽ gây tăng tiết dịch mật. Secretin và CCK là các hoocmon gây tăng tiết dịch mật.
- Trong một số điều kiện bất thường, cholesterol trong dịch mật bị kết tủa tạo ra sỏi mật. Nguyên nhân dẫn đến sỏi mật:
   + Sự hấp thu quá nhiều nước, muối mật, lecitin của túi mật làm giảm lượng các chất giữ cholesterol ở dạng hoà tan. Hậu quả là cholesterol bị kết tủa, sau đó đến các hạt bilirubin.
   + Sự bài tiết quá nhiều cholesterol của gan. Lượng cholesterol này phụ thuộc vào lượng mỡ ăn mỗi ngày, vì thế những người ăn quá nhiều mỡ kéo dài sẽ bị sỏi mật.
   + Các tế bào biểu mô của túi mật bị viêm.

c) Dịch ruột
- Dịch ruột do niêm mạc ruột tiết ra. pH dịch ruột vào khoảng 8.3, rất nhớt và đục do có nhiều mảnh vụn của tế bào niêm mạc.
- Sau đây là các thành phần của dịch ruột và tác dụng của chúng:
   + Aminopeptidaza có tác dụng cắt axit amin đứng ở đầu chuỗi polypeptit.
   + Iminopeptidaza cắt axit imin ra khỏi chuối. Axit imin thường gặp là prolin nên enzim này còn được gọi là prolilaza.
   + Đipeptidaza và Tripeptidaza phân giải các đipeptit và tripeptit.

   + Nuclêaza phân giải các axit nuclêic thành các đơn phân nuclêotit
   + Nuclêotidaza phân giải các đơn phân nuclêotit thành gốc phôtphat, đường ribôzơ và bazơ nitơ.

   + Lipaza, Photpholipaza, Cholesterol esteraza phân giải nốt các lipit còn sót lại chưa được phân giải hết
   + Mantaza và Amylaza có tác dụng giống với của dịch tuỵ. Ngoài ra còn có Saccaraza phân giải saccarozơ thành glucozơ và fructozơ.
   + Photphataza tách các nhóm phôtphat của chất vô cơ và hữu cơ.
   + Enterokinaza có tác dụng hoạt hoá trypsinogen thành dạng trypsin hoạt động.

- Sự điều hoà tiết dịch ruột:    + Các tác động cơ học và hóa học ở ruột đều kích thích tiết dịch ruột. Đám rối Meissner tham gia điều hoà quá trình tự động này.
   + Các hoocmon secretin, enterocrinin, duocrinin, CCK, gastrin… đều làm tăng tiết dịch ruột. Moocphin ức chế tiết dịch ruột.

- Sơ đồ sau mô tả sự điều hoà các hoocmon tiêu hoá
s6_500
V - HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG
- Các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ theo 2 cơ chế: thụ động hoặc chủ động. Để hấp thụ được trước hết thức ăn phải được phân giải thành các chất đơn giản:
   + Protein phân giải thành các axit amin. 1 số protein chưa phân giải vẫn có thể hấp thụ được, nhưng có thể gây dị ứng.
   + Gluxit được hấp thụ dưới dạng các đường đơn và 1 phần là các đường đôi.
   + Lipit được hấp thụ dưới dạng glyxerol và các axit béo, sau khi hấp thụ lipit được tái tổng hợp thành lipit. Khoảng 30% lipit được vận chuyển trong máu, còn lại 70% vào mạch bạch huyết.
   + Vitamin hầu như hấp thụ được mà không cần một biến đổi hoá học nào. Tuy nhiên 1 số trường hợp như vitamin B12 phải hấp thụ kèm các yếu tố nội…
   + Các muối khoáng được hấp thụ dưới dạng các ion. Các ion hoá trị I hấp thụ nhanh hơn các ion hoá trị II. Ion Mg2+ liều cao sẽ ứ lại ở ruột làm tăng sự hút nước vào ruột làm căng ruột, do đó làm tăng nhu động, gây ỉa chảy. Vì thế MgCO3 được dùng làm thuốc tẩy ruột chống táo bón.
   + Nước được hấp thụ tích cực ở ruột già.

VI - RUỘT GIÀ VÀ SỰ THẢI PHÂN
1. Ruột già
- Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hoá, tiết diện lớn hơn ruột non. Ruột già thông với ruột non tại ranh giới là van hồi manh có tác dụng chống cho các chất ở ruột già không rơi ngược trở lại ruột non. Ruột già được chia làm 3 đoạn: manh trành, kết tràng, trực tràng. Manh tràng nối trực tiếp với ruột non. Kết tràng gồm 3 đoạn: kết tràng lên, kết tràng ngang và kết tràng xuống. Trực tràng nối liền với hậu môn.
- Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc. Ở đây có hệ vi sinh vật rất phát triển. Tại đây có 1 số vi sinh vật tổng hợp vitamin B12, K. Vi sinh vật lên men các chất không được ruột non hấp thụ, giải phóng các khí CO2, CH4, H2S, … và các chất độc như indol, scatol, mercaptan làm cho phân có mùi thối.
- Ở ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động. Cử động nhu động không mạnh, mỗi ngày chỉ có 1 hoặc 2 cử động nhu động mạnh để dồn chất bã xuống trực tràng. Cử động phản nhu động mạnh hơn, giúp các chất bã lưu lại trong ruột già.
2. Sự thải phân
- Sau khi được hấp thụ nước, cấc chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn. Do các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ 80 ~ 100% nên trong phân còn rất ít chất dinh dưỡng không được hấp thụ. Phân chứa khoảng 60% nước, còn lại là các mảnh vụn tế bào niêm mạc ống tiêu hoá và xác vi sinh vật.
- Thải phân qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn. Trong ngày có một vài cử động nhu động mạnh ở ruột già làm 1 lượng phân tích tụ ở trực tràng gây áp lực lên niêm mạc ở đây, kích thích lớp niêm mạc, thông qua cơ chế thần kinh sẽ xảy ra phản xạ đại tiện.
- Ở hậu môn có 2 vòng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân. Do đó cơ thể có thể kìm hãm phản xạ đại tiện bằng cách co vòng cơ vân lại, đóng chặt hậu môn. Sau một vài lần trực tràng co mà phản xạ không xảy ra, các cử động phản nhu động lại dồn phân lên khiến cho trực tràng không còn bị kích thích và cũng mất đi cảm giác muốn đại tiện. Nếu phản xạ đại tiện bị kìm hãm lâu dài sẽ dẫn đến táo bón.
VII - MỘT SỐ RỐI LOẠN LÂM SÀNG CỦA ỐNG TIÊU HOÁ
1. Loét dạ dày
- Vị trí loét thường khu trú ở hành tá tràng, bờ cong bé và đầu dưới thực quản. Nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày:
   + Dịch vị tiết ra quá nhiều. Nguyên nhân này chiếm 50% trường hợp loét dạ dày
   + Bài tiết chất nhày không có tác dụng bảo vệ
   + Giảm bài tiết chất nhày
   + Cơ chế điều hoà ngược tá tràng - dạ dày (để hạn chế tốc độ chuyển thức ăn từ dạ dày vào tá tràng) không hoạt động
   + Cơ chế điều hoà ngược secretin - tuỵ (kích thích bài tiết dịch tuỵ kiềm tính để trung hoà dịch vị) không hoạt động

- Loét tá tràng mang tính di truyền. Những người uống nhiều rượu hoặc lạm dụng aspirin thường bị loét dạ dày.
- Điều trị nội khoa: phối hợp những biện pháp sau
   + Dùng thuốc trung hoà axit dịch vị
   + Giảm các tình trạng stress vì stress kéo dài cũng dẫn đến bài tiết nhiều axit
   + Dùng thuốc Cimetidin hoặc các thuốc tương tự, có tác dụng ức chế hoạt tính của gastrin
   + Cai thuốc lá, rượu, tránh lạm dụng kháng sinh.

- Điều trị ngoại khoa
   + Cắt nhánh dây thần kinh X vào dạ dày (cần chú ý không cắt vào nhánh dây nối với tuỵ). Dạ dày tạm thời không tiết HCl và pepsin, tuy nhiên sai vào tháng các tuyến lại hoạt động trở lại và lại bị loét dạ dày.
   + Cắt dạ dày bán phần: cắt bỏ vùng hang vị và môn vị, thân dạ dày được nối trực tiếp với đầu tá tràng

2. Táo bón
- Táo bón nghĩa là sự vận động chậm chạp của phân qua ruột già, thường kèm theo sự tích lũy 1 lượng lớn phân khô và rắn ở kết tràng ngang. Nguyên nhân là do thói quen ức chế phản xạ đại tiện bình thường. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị táo bón. Tuy nhiên các trẻ thường bị bắt nhịn mỗi khi muốn đi đại tiện. Nếu sử dụng thường xuyên thuốc nhuận tràng thay thế cho chức năng tự nhiên của ruột thì các phản xạ sẽ mất dần. Nếu tập được thói quen đi đại tiện vào buổi sáng sau bữa điểm tâm, là lúc diễn ra các cử động đẩy ở ruột già, sẽ không bị táo bón.
3. Ỉa chảy
- Ỉa chảy là sự vận động quá nhanh của phân trong ruột già, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Vi khuẩn thường lan rộng ở ruột già và phần cuối của hồi tràng. Do niêm mạc bị kích thích, các tuyến tăng cường bài tiết, vận động của ruột non tăng mạnh. Kết quả là ruột bài tiết một lượng dịch rất lớn để cuốn đi những tác nhân gây bệnh, đồng thời nhu động ruột tăng mạnh để đẩy dịch về phía hậu môn